Đang Trực Tuyến

491 người đang online trong đó bao gồm 5 thành viên, 463 khách và 23 robots
  1. Admin,
  2. Quy Lee

Bitcoin có hợp pháp ở Việt Nam không?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Wall-E, 12 Tháng mười một 2022.

  1. Wall-E

    Wall-E Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    16
    Quy định về tiền điện tử tại Việt Nam.

    Dưới sự phát triển như vũ bảo của ngành công nghiệp điện tử, thương mại điện tử như hiện nay, việc giao dịch mua, bán và tích trữ tiền điện tử đã trở thành một con đường làm ăn mới mẻ, béo bở và cũng đầy bất trắc mà nhiều người hướng đến. Nhìn chung, tiền điện tử hiện nay đã và đang được nhiều quốc gia công nhận và hợp pháp hóa như El Salvador, Cuba, Đức và Panama, tuy nhiên, chúng lại chưa thực sự được "thừa nhận" tại Việt Nam. Chính vì vậy nên trước khi quyết định đầu cơ vào con đường này, bạn nhất định phải tìm hiểu và nắm rõ những quy định về tiền ảo tại Việt Nam để tránh các sự việc liên quan đến pháp luật không đáng có nhé!

    Bắt đầu thôi nào!


    [​IMG]

    Trước tiên, tiền điện tử là gì? Tại sao chúng lại được nhiều cá nhân và tổ chức hướng tới?

    Trên thức tế, khi nói về tiền điện tử, có rất nhiều các khái niệm được đưa ra để mô tả về chúng. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) mô tả: "Tiền điện tử là giá trị tiền tệ được lưu trữ trên một thiết bị điện tử được sử dụng phổ biến để thực hiện giao dịch thanh toán cho các tổ chức khác không phải là tổ chức phát hành" còn Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) định nghĩa: "Tiền điện tử là giá trị được lưu trữ hoặc sản phẩm trả trước, trong đó thông tin về khoản tiền hoặc giá trị khả dụng của khách hàng được lưu trữ trên một thiết bị điện tử thuộc sở hữu của khách hàng". Các định nghĩa này hơi phức tạp, có thể gây ra nhầm lẫn về nội hàm của tiền điện tử. Chúng là loại tiền đã được xác minh và phân biệt rõ ràng với các loại tiền tệ khác thông qua bốn đặc điểm.

    1. Tiền điện tử phải là tiền pháp định (legal tender), có đầy đủ 3 chức năng của tiền là dự trữ (store value), trao đổi (medium of exchange) và hạch toán (unit of account). Đồng thời, chúng phải cũng luôn được thể hiện dưới dạng giá trị của tiền pháp định của một quốc gia như VND, USD, SGD..

    2. Tiền điện tử có thể do ngân hàng phát hành hoặc cũng có thể do tổ chức phi ngân hàng phát hành và luôn có những quy định chung rất chặt chẽ.

    3. Tiền điện tử luôn có cơ chế đảm bảo tiền tệ (monetary regimes) của ngân hàng trung ương. Theo đó, tiền điện tử do các ngân hàng phát hành luôn được bảo đảm bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, còn tiền điện tử do các tổ chức phi ngân hàng phát hành sẽ được đảm bảo bằng cơ chế ký quỹ tại hệ thống ngân hàng (với một tỷ lệ ký quỹ nhất định). Đây cũng là điểm khác biệt mấu chốt giữa tiền ngân hàng (bank notes) với tiền điện tử (e-money).

    4. Tiền điện tử chỉ được lưu trữ trong các sản phẩm điện tử gồm 2 loại: Phần cứng (hard-ware based products) như thẻ chíp, điện thoại thông minh gắn chíp và dữ liệu dựa trên phần mềm (soft-ware based) như ví điện tử Paypal.

    Trả lời cho bài toán ưu điểm của tiền điện tử, có rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng:

    Tiền điện tử là một phi vụ đầu tư siêu lợi nhuận.

    Tiền điện tử giúp người dùng tránh các khoản phí ngân hàng liên quan đến các giao dịch tiền tệ. Đồng thời giúp người sử dụng thoát khỏi phí thấu chi, phí chuyển khoản, phí giao dịch nước ngoài và tất cả các khoản phí đi kèm với hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng.

    Hiện nay, Starbucks, Nordstrom và Whole Foods và nhiều doanh nghiệp cho phép khách hàng sử dụng bitcoin trực tuyến. Thậm chí khách hàng có thể mua một chiếc Tesla hoặc BMW bằng tiền điện tử và một số đại lý chấp nhận việc thanh toán này.


    [​IMG]

    Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện tại bạn cần biết.

    1. Tiền điện tử tại Việt Nam

    Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào quy định khái niệm tiền điện tử. Tuy vậy, một số văn bản đã quy định các dạng thức của tiền điện tử gồm ví điện tử, thẻ trả trước.. như tại Luật Ngân hàng Nhà nước (2010), Luật các Tổ chức tín dụng (2010), Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP, Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (được sửa đổi bởi Thông tư số 26/2017/TT-NHNN). Hiện nay, Dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt sửa đổi đã thống nhất đưa ra định nghĩa rõ ràng về tiền điện tử: "Tiền điện tử là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trước bởi khách hàng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được đảm bảo giá trị tương ứng tại ngân hàng, bao gồm: Thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di động".

    Đồng thời, các quy định trong dự thảo liên quan đến tổ chức phi ngân hàng cũng giúp phân biệt rõ tổ chức phát hành tiền điện tử hợp pháp (được cấp phép, giám sát hoạt động) với tổ chức hoạt động không phép, bất hợp pháp. Qua đó, giúp phân biệt rõ giữa tiền điện tử "hợp pháp" với tiền ảo, tiền điện tử "bất hợp pháp", giúp các cơ quan có thẩm quyền trong ngăn ngừa các hành vi tội phạm trong lĩnh vực này vốn dĩ diễn biến phức tạp thời gian qua.


    2. Pháp luật tiền tệ và ngân hàng

    Tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm theo quy định khoản 2 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.

    Việc phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 26 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 cua Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; nặng hơn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.


    [​IMG]

    3. Pháp luật dân sự

    Tiền ảo không được xem là tài sản. Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự quy định về tài sản như sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo quy định này, tài sản chỉ tồn tại ở 4 dạng:

    - Vật là một bộ phận của thế giới vật chất được tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí; có tính năng, đặc tính riêng biệt và con người có thể quản lý, khai thác, sử dụng như vàng bạc, xe cộ, đất đai, nhà cửa..

    - Tiền là phương tiện thanh toán do Nhà nước phát hành, được Nhà nước bảo hộ để định giá, trao đổi, thanh toán cho các loại tài sản khác. Tiền bao gồm nội tệ và ngoại tệ.

    - Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức được phép phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Giấy tờ có giá gồm các loại như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc..

    - Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác như quyền bề mặt, quyền hưởng dụng..

    Theo đó, tiền ảo không thuộc 1 trong 4 loại nêu trên nên tiền ảo không được coi là tài sản. Vì vậy, việc sở hữu, sử dụng, mua bán, giao dịch tiền ảo như một loại tài sản sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho người sở hữu, người tham gia giao dịch tiền ảo và không được pháp luật bảo vệ. Đồng thời, vì chưa có quy định pháp luật rõ ràng về tiền ảo nên gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp về tiền ảo. Các tranh chấp thường phát sinh liên quan đến tiền ảo gồm quyền sở hữu tiền ảo, mua bán tiền ảo, vay mượn tiền ảo, thừa kế tiền ảo và bồi thường thiệt hại trong giao dịch tiền ảo.


    4. Pháp luật đầu tư, kinh doanh

    Pháp luật hiện hành không có quy định cấm đầu tư kinh doanh ngành nghề liên quan đến tiền ảo. Trong danh sách các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020 đều không liệt kê hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền ảo.

    Dựa trên nguyên tắc "Mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm" theo Điều 33 Hiến pháp thì các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng, huy động vốn bằng tiền ảo thì không bị coi là cấm.


    [​IMG]

    Lợi dụng khe hở này, đã có nhiều tổ chức, cá nhân lập ra các sàn đầu tư, sàn giao dịch về tiền ảo theo mô hình đa cấp, các sàn giao dịch "ma" để huy động tiền từ những nhà "đầu tư". Trong khi đó, các nhà "đầu tư" thì ồ ạt đổ tiền vào các sàn này khi không tìm hiểu kỹ về các rủi ro, cái hại trong giao dịch tiền ảo, mà chỉ thấy cái lợi trước mắt là sinh lợi nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao, hưởng lợi từ mô hình tháp đa cấp. Nhưng đến khi xảy ra "sự cố" như sập sàn đầu tư tiền ảo thì nhà "đầu tư" mới sửng sốt và biết rằng việc đòi lại tài sản của mình trên sàn là điều không thể.

    Trên đây mình đã đưa ra những điểm đáng lưu ý về tiền ảo trên phương diện pháp luật Việt Nam mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn sớm ngày thành công trên lĩnh vực đầy tiềm năng này nhé!
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này