Đang Trực Tuyến

689 người đang online trong đó bao gồm 1 thành viên, 653 khách và 35 robots
  1. cachtrongraumam

Chơi bitcoin có hợp pháp không?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Admin, 31 Tháng mười 2020.

  1. Admin

    Admin Administrator

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    53
    Mỗi đồng tiền pháp định trên thế giới được tạo ra, phát hành và kiểm soát bởi một cơ quan hành chính – trong hầu hết trường hợp là ngân hàng trung ương. Theo luật, người dân chỉ được quyền mua, bán và lưu trữ tiền tệ. Nếu một người nào đó cố gắng tạo ra tiền, đó sẽ được liệt vào hành vi phi pháp. Tìm hiểu thêm Bitcoin có hợp pháp hay không?

    Giá bitcoin hiện tại: Remitano

    [​IMG]

    Mỗi đồng tiền pháp định trên thế giới được tạo ra, phát hành và kiểm soát bởi một cơ quan hành chính – trong hầu hết trường hợp là ngân hàng trung ương.

    Khi Bitcoin được ra mắt công chúng lần đầu, đồng tiền điện tử này mang lại một mô hình hoàn toàn mới và độc lạ. Đồng tiền tệ kỹ thuật số, phi tập trung không bị một bên thứ ba nào kiểm soát. Ngoài ra, ý tưởng của Bitcoin cho phép bất kỳ ai, miễn là có máy tính đủ mạnh tạo ra coin bằng cách trở thành một phần của một cộng đồng.

    Và khi Bitcoin càng trở nên phổ biến, các cơ quan hành pháp, cơ quan thuế và nhà lập pháp trên toàn thế giới đang cố gắng hiểu và đưa nó vào một khung pháp lý hiện hành để quản lý.


    Tính pháp lý của Bitcoin phụ thuộc vào việc bạn là ai, bạn đang ở đâu trên thế giới và bạn sử dụng nó vào mục đích gì. Đây là hướng dẫn của Coin68 để giúp bạn hiểu hơn tình trạng pháp lý hiện tại của đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới này.

    Những quan ngại xoay quanh tiền điện tử

    Tại nhiều định chế pháp lý, các nhà chức trách vẫn đang cố gắng đấu tranh để có thể hiểu được Bitcoin huống chi là việc định nghĩa nó dưới thuật ngữ của luật. Nhiều quan ngại xoay quanh bản chất phi tập trung đã được nhiều chuyên gia nêu lên. Hiên nhiên là nhà cầm quyền sẽ phải lo lắng khi có một cộng đồng tài chính mà không thể kiểm soát.

    Những quan ngại này càng được thể hiện rõ hơn khi có sự xuất hiện của các sàn giao dịch và các quỹ tín thác. Trong khi các sàn giao dịch ở Hoa Kỳ thì hoàn toàn được kiểm soát, có rất nhiều sàn giao dịch trên thế giới thì vẫn chưa được cơ quan pháp luật nào giám sát. Thực tế, lịch sử tiền điện tử đã chứng kiến nhiều ví dụ sàn giao dịch đột nhiên đóng cửa và biến mất với tiền của khách hàng.

    Vụ bê bối đình đám nhất phải kể đến là sàn giao dịch Mt.Gox. Vào đầu năm 2014, sàn giao dịch Bitcoin vang danh một thời đã tuyên bố phá sản do gặp vấn đề kỹ thuật cùng vụ đánh cắp 744.000 Bitcoin của người dùng. Con số này chiếm khoảng 6% của tổng số 12,4 triệu Bitcoin đang được lưu thông tại thời điểm đó.

    Khả năng sử dụng ẩn danh của Bitcoin là một lý do khác cần quan ngại. Mặc dù mỗi giao dịch đều được ghi lại trên Blockchain, song, người dùng vẫn dễ dàng ẩn danh vì nó chỉ lưu giữ public key và số lượng tiền đã được chuyển.

    Hầu hết những quan ngại được nêu lên sau khi thị trường web đen Silk Road nhận được sự chú ý của truyền thông, và vì Bitcoin là hình thức thanh toán hợp lệ duy nhất ở đây. FBI đã đóng cửa thị trường này nhưng vẫn quan ngại tình trạng sử dụng Bitcoin để rửa tiền, thực hiện hành vi mua bán phi pháp.

    Cơ hội của bạn tùy thuộc vào vai trò

    Mua hàng hóa

    [​IMG]

    Vào năm 2013, Bitcoin được liệt vào là một tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung có tính chuyển đổi bởi mạng lưới chống tội phạm tài chính của Bộ Tài chính Mỹ (FinCEN). Cơ quan này cũng đã ban hành một văn bản hướng dẫn, trong đó nói rằng những ai giữ tiền kỹ thuật số và sử dụng nó để mua hàng không được công nhận là một cơ quan chuyển tiền hợp pháp nhưng vẫn hoạt động dưới khuôn khổ pháp luật.

    Vì vậy, việc sử dụng Bitcoin để mua hàng hóa và dịch vụ là hoàn toàn hợp pháp. Tiền điện tử được chấp nhận như là phương tiện thanh toán trên nhiều nền tảng mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến như Overstock, Shopify và OKCupid.

    Đầu tư

    [​IMG]

    Hướng dẫn của cơ quan trực thuộc Bộ tài chính Hoa Kỳ cũng cho biết, đầu tư vào Bitcoin cũng nằm trong giới hạn pháp lý. Nhiều sàn giao dịch tại Mỹ và trên thế giới, tuy nhiên, phải tuân thủ các quy định AML (Chống rửa tiền) và chính sách KYC (Tìm hiểu danh tính khách hàng). Vì vậy, những ai muốn giao dịch và đầu tư vào Bitcoin đều phải xác minh danh tính bản thân và kết nối với một tài khoản ngân hàng hiện có.

    Mặc dù vậy, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ SEC liên tục cảnh báo nhà đầu tư về hiện tượng lừa đảo cùng những chương trình quảng cáo kiếm tiền nhanh có thể nhắm tới đối tượng nhẹ dạ cả tin trong thị trường.

    Mua bitcoin ngay hôm nay để đầu tư cho tương lai tại đây: Remitano.com

    Sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới: Binance

    Khai thác

    [​IMG]

    Hướng dẫn của FinCEN cho biết những người dùng tạo ra các đơn vị Bitcoin và quy đổi ra tiền pháp định có thể được xem là một cơ quan chuyển tiền và sẽ phải chịu các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này.

    Tuy nhiên, cho tới ngày nay, những luật này hầu như không được thực thi đối với các thợ đào Bitcoin.

    Chấp nhận thanh toán Bitcocin trong kinh doanh

    [​IMG]

    Chấp nhận thanh toán Bitcoin hoàn toàn hợp pháp trong kinh doanh dù cho quy mô lớn nhỏ hay hình thức kinh doanh là gì. Giả sử rằng tất cả các doanh nghiệp có đồng loạt sử dụng Bitcoin để thanh toán đi chăng nữa thì họ vẫn phải tuân thủ các yêu cầu đóng thuế từ phần thu nhập có được thông qua mua bán giao dịch Bitcoin.

    Bitcoin đã được công nhận là một đồng tiền tệ kỹ thuật số có tính chuyển đổi, tức là có thể chấp nhận thanh toán như tiền mặt, vàng hoặc thẻ quà tặng.

    Đánh thuế Bitcoin

    Theo Hướng dẫn Tiền tệ Kỹ thuật số do Cơ quan Thuế (IRS) Hoa Kỳ phát hành năm 2014, các đồng tiền điện tử như Bitcoin được xem là một loại tài sản thay vì tiền tệ và sẽ bị truy thu ở mức thuế suất tương đương. Tuy nhiên, mọi chuyện nghe không dễ dàng như vậy.

    Ví dụ, nếu bạn mua một thứ gì đó có giá 300 đô bằng Bitcoin, tức là hành vi của bạn là hành vi bán đi một tài sản. Bạn có thể tạo ra lợi nhuận hoặc là lỗ trong thương vụ đó, tùy thuộc vào giá trị Bitcoin mà bạn bán đi. Tùy thuộc vào trường hợp mà số tiền được tính vào phần tăng vốn góp dài hạn hoặc ngắn hạn.

    Quy định này không hoàn toàn rõ ràng, song, IRS hiện đang cố gắng truy thu số thuế thuế từ Bitcoin. Trong năm 2015, chỉ có 802 người nộp thuế thu nhập từ Bitcoin. IRS hiện cũng đang áp dụng một phần mềm đặc biệt để phát hiện các gian lận khai thuế Bitcoin.

    Một dự luật lưỡng hội, đang kêu gọi miễn thuế cho các giao dịch dưới 600 đô, được đề xuất tại Hạ viện Hoa Kỳ. Nếu được thông qua, luật mới sẽ giúp các giao dịch hàng ngày dễ dàng hơn nhiều. Song, cho tới khi dự luật được chấp thuận thì chúng ta vẫn nên ghi chép lại tất cả các hoạt động liên quan đến Bitcoin.

    Đối với giao dịch Bitcoin, các sổ cái cũng phải ghi lại những thông tin tương tự như các bảng báo cáo môi giới cổ phiếu hay forex: ngày tháng, mô tả, số lượng, giá và phí. Nếu bạn đang đào Bitcoin, bạn cũng cần phải biết được quy trình Bitcoin đã được đào như thế nào. Các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin cũng giữ lại một bảng sao lưu doanh thu BTC và ngày giao dịch. Nếu thuế thu nhập được tính, sẽ được dựa trên giá trung bình tại thời điểm giao dịch tham chiếu trong bản sao lưu.

    Tại Việt Nam, hiện tại, Bitcoin vẫn chưa được quan sát dưới bất kỳ khung pháp lý nào. Vì vậy, Bitcoin vẫn chưa được áp dụng các khung thuế suất đặc thù nào.

    BitLicense

    BitLicense là một tập những quy định liên quan đến giao dịch Bitcoin được cơ quan Dịch vụ Tài chính bang New York (NYDFS) cấp cho các công ty hoạt động tại New York hoặc phục vụ người dân NY. Vào tháng Chín năm 2017, chỉ có năm bằng được cấp ra cho các công ty, các công ty sau đó muốn có phải chi ra tới 100.000 đô. Vì vậy nhiều doanh nghiệp đã không thể làm gì ngoài bỏ mảnh đất màu mỡ này. Sàn giao dịch Bitfinex mô tả những yêu cầu đưa ra trong giấy phép của NYDFS là cực kỳ ngang ngược, và cho rằng sẽ ảnh hưởng đến quyền bảo mật của công ty mình.

    Giấy phép có thể được cấp thông qua quy trình đăng ký tốn đến 5.000 đô. Các công ty phải làm việc với nhân viên thực thi pháp luật, có trách nhiệm quan sát đánh giá các tiêu chí thực hiện quy định pháp lý của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, cả luật liên bang và luật các bang mà áp dụng Bitcoin đều phải được tuân thủ. Tức là bao gồm việc tuân thủ luật Chuyển Tiền tệ, chính sách chống rửa tiền và KYC. Thực hiện các quy định như trên có thể khá đắt đỏ.

    Ý kiến của nhà quản lý

    SEC — Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ:

    Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch khá là “im hơi lặng tiếng” về chủ đề Bitcoin, đặc biệt khi so với các cơ quan thực thi pháp luật khác tại Mỹ. Năm 2014, cơ quan này đăng tải một cảnh báo cho nhà đầu tư về những rủi ro lừa đảo trong lĩnh vực Bitcoin nói riêng và tiền điện tử nói chung.

    SEC gần đây cũng tiến hành một cuộc điều tra nhằm vào dự án ICO có tên “DAO” – bị tấn công và lấy đi gần 50 triệu đô Ether. Trong cuộc điều tra, SEC tập trung chủ yếu vào liệu đồng coin của DAO có phải là một loại chứng khoán hay không. Báo cáo cho biết hình thức đầu tư vào token, kỳ vọng lợi nhuận trong tương lai khiến tiền điện tử có tính chất giống chứng khoán và vì thế cần phải có chế tài phù hợp để xử lý.

    Tuy nhiên, bản báo cáo kết luận của SEC đều tập trung vào ICO, và Bitcoin không nằm trong số đó. Vì vậy, các quy định mới mà SEC có thể sẽ áp đặt chỉ gây khó khăn cho một số kẻ mới nhập cuộc. Còn liệu Bitcoin có phải là một chứng khoán hay không còn tùy thuộc vào từng giao dịch cụ thể, nhưng SEC quyết định rằng bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng công nghệ Blockchain để giao dịch chứng khoán đều phải đăng ký như là một sàn giao dịch, Hệ thống giao dịch Thay thế (ATS) hoặc là công ty môi giới.

    FinCEN — Mạng lưới Chống tội phạm tài chính:

    Theo hướng dẫn của FinCEN về tiền điện tử, “tiền tệ kỹ thuật số” được định nghĩa là “một phương tiện trao đổi vận hành như một loại tiền tệ trong một số môi trường, song, không thể hiện toàn bộ những khía cạnh bản chất của tiền tệ thực sự”. Hướng dẫn chỉ nhắc đến tính chuyển đổi của Bitcoin, đặc tính mà có thể thay thế cho các tiền tệ hiện hành.

    “Người dùng” tiền tệ kỹ thuật số không được xem như là MSB (Doanh nghiệp Dịch vụ tiền tệ) theo quy định của FinCEN. Có nghĩa là nếu bạn dùng Bitcoin để trả tiền cho hàng hóa và dịch vụ, bạn không cần phải đăng ký MSB, cũng như thực hiện quy định báo cáo hay sao lưu giao dịch.

    Ngược lại, “sàn giao dịch” hoặc “các nhà quản lý” được xem là cơ quan chuyển tiền hợp pháp, vì thế phải tuân thủ các quy định của FinCEN. Hướng dẫn định nghĩa “nhà giao dịch” là những thành phần tham gia vào kinh doanh mua bán Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, trong khi nhà quản lý là những doanh nghiệp tham gia đưa tiền điện tử vào lưu thông

    Vào tháng Bảy năm 2017, trong động thái đầu tiên của FinCEN đối với một MSB hoạt động tại Hoa Kỳ, cơ quan này áp đặt mức phạt 110 triệu euro lên sàn giao dịch BTC-e, bắt giữ một trõng những nhà vận hành và tịch thu tên miền hoạt động.

    CFTC — Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai:

    CFTC là một cơ quan liên bang Hoa Kỳ quan sát các sản phẩm tài chính phái sinh. Trong năm 2014, một ủy viên CFTC cho biết cơ quan hoàn toàn có thẩm quyền Bitcoin, vì họ tin rằng nó có thể bị liệt kê là một loại hàng hóa.

    Gần đây, ủy ban này đã công bố một sách hướng dẫn, trong đó giải thích tiền tệ kỹ thuật số là một hàng hóa hoặc hợp đồng phái sinh, tùy thuộc vào tình huống và điều kiện cụ thể. Giá Bitcoin đã giảm 8% ngay sau đó do tâm lý lo sợ chung của nhà đầu tư khi quy định bị thắt chặt.

    CFTC dường như cũng đã bắt đầu ủng hộ Bitcoin khi cho phép LedgerX quyền được thiết lập thị trường tương lai Bitcoin. Vào tháng Chín 2017, CFTC đã khởi kiện vụ lừa đảo Bitcoin đầu tiên. Trong một bước đi được các nhà đầu tư Bitcoin thực thụ chào đón, Gelfman Blueprint đã bị cáo buộc lừa đảo, đăng thông tin sai lệch đối với các khoản đầu tư Bitcoin.

    IRS — Sở thuế vụ Hoa Kỳ:

    Mặc dù IRS đã công bố một bảng hướng dẫn chung về cách đánh thuế tiền điện tử, song, vẫn còn nhiều câu hỏi bị bỏ ngỏ. Cơ quan này sau đó còn làm mọi chuyện rối hơn khi quyết định đánh thuế Bitcoin dưới dạng tài sản, tức là chỉ cần trả tiền một ly cà phê bằng tiền điện tử cũng có thể bị đánh thuế.

    Theo quy định của IRS, mua hàng và dịch vụ bằng Bitcoin tương đương với bán đi một tài sản. Nếu bạn sử dụng Bitcoin, việc đó đồng nghĩa là bạn có thể sinh lời hoặc chịu lỗ, dựa vào sự chênh lệch tỷ giá khi bạn mua và bán.

    Và để tuân thủ với quy định của IRS, bạn nên giữ lại một bản sao lưu tất cả các giao dịch liên quan đến Bitcoin.

    Vì chỉ có khoảng 0,04% khách hàng thêm crypto vào tờ khai thuế năm 2017 của mình, IRS đã liên tục rà soát những cá nhấn trốn thuế, thậm chí còn lập ra cả một lực lượng chuyên biệt. Tuy nhiên, trong khi IRS đang theo dõi sát sao Bitcoin và những giao dịch tiền điện tử khác để tăng thu ngân sách thì ở đâu đó có nguồn tin cho hay sẽ có dự luật miễn thuế đối với người dùng Bitcoin. Liệu tin đồn có thành sự thật hay không, chúng ta vẫn phải chờ khác lâu nữa.

    Cục dự trữ Liên bang Mỹ:

    Cục dự trữ Liên bang Mỹ là một trong những pháp nhân kinh tế có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới vì cơ quan này giữ một lượng lớn đồng tiền dự trữ toàn cầu – đồng đô la Mỹ. Cơ quan này khá hứng thú với tiền tệ kỹ thuật số và công nghệ nền tảng theo sau. Họ liên tục đăng tải những tài liệu nghiên cứu kỹ lưỡng Bitcoin và Blockchain. Sự thật rằng những gã khổng lồ như Cục dự trữ Liên bang đầu tư sức người và của cải để tìm hiểu Bitcoin có thể cho thấy tầm lan tỏa của loại tiền tệ này.

    Tuy nhiên, cơ quan này cũng nhiều lần đưa ra các cảnh báo về những hiểm họa liên quan đến tiền điện tử. Gần đây, Cục dự trữ Liên bang đã cho biết sẽ theo sát công nghệ Blockchain và cho rằng đây có thể vừa là giải pháp vừa là nhân tố làm trầm trọng thêm các rủi ro tài chính truyền thống.

    Janet Yellen, chủ tịch của Cục dự trữ Liên bang, gần đây cho biết Fed đang nghiên cứu việc ra mắt một đồng điện tử của riêng mình. Nếu thực vậy, Mỹ sẽ tham gia vào thị trường crypto với đồng tiền điện tử quốc gia chính thức.

    FINRA — Cơ quan quản lý ngành công nghiệp tài chính:

    Một tổ chức tự quản dành cho các công ty môi giới Mỹ cũng đã liên tục định nghĩa Bitcoin, hoàn thành các hướng dẫn và đưa ra cảnh báo cho khách hàng của mình.

    Thú vị là trong báo cáo về Công nghệ Sổ cái Phân tán của FINRA, cơ quan này cho rằng nhân rộng mô hình công nghệ Blockchain có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của tổ chức. Cụ thể, các thành viên FINRA tự quản lý lĩnh vực Chống rửa tiền và thực thi chính sách KYC, xác minh tài sản, giám sát, thanh toán, sao lưu giao dịch.

    OCC — Văn phòng kiểm soát tiền tệ Hoa Kỳ:

    Trong tài liệu đăng tải năm 2016, văn phòng của Bộ ngân khố Hoa Kỳ đã đề xuất khả năng áp dụng các công nghệ từ những công ty fintech để trở thành ngân hàng quốc gia đặc biệt (SPNB). Sáng kiến này nhằm cung cấp doanh nghiệp có mong muốn trở thành những ngân hàng kỹ thuật số dưới một định chế liên bang thống nhất. Tuy nhiên, vào tháng 11 năm 2017, sáng kiến này vẫn vấp phải thiếu rõ ràng cả mặt chính trị và pháp lý.

    Ngoài ra, OCC cũng công bố một tài liện khác kêu gọi thành lập ban “chịu trách nhiệm sáng tạo”. Ban này đang lập kế hoạch triển khai văn phòng tại Washington, New York và San Fransisco để thúc đẩy phát triển công nghệ mới nổi này, bao gồm cả tiền tệ kỹ thuật số.

    CFPB — Cục bảo vệ Tài chính người tiêu dùng:

    Cục bảo vệ Tài chính người tiêu dùng đã từng cảnh báo khách hàng về những hiểm họa của Bitcoin. Tỷ giá biến đọng, thiếu hỗ trợ hợp lý từ các sàn giao dịch trong trường hợp mất quỹ và hacking, lừa đảo, cùng những vấn đề tiềm tàng khác.

    NFA — Hiệp hội hàng hóa tương lai Hoa Kỳ:

    NFA là một cơ quan tự quản độc lập trong thị trường hợp đồng tương lai Hoa Kỳ. Mỗi thành phần của thị trường tương lai, bao gồm giao dịch trong thị trường Bitcoin đều phải là thành viên của NFA.

    Những cơ quan phát triển pháp luật:

    Tương tự như hầu hết những cơ quan chính phủ khác, Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ vẫn chưa thực sự quan tâm đến Bitcoin và những đồng tiền tệ kỹ thuật số khác.

    Vào tháng Tám năm 2013, Nghị viện Mỹ đã gửi thư đến nhiều cơ quan thực thi pháp luật để tham vấn ý kiến về những rủi ro hiểm họa liên quan đến tiền điện tử. Hầu hết các cơ quan đều trả lời rằng nên thận trọng với việc áp dụng các khung pháp lý cho Bitcoin.

    Kể từ đó, chủ đề tiền điện tử được thảo luận thường xuyên ở cả Nghị viên và Hạ viện. Trong năm 2016, khối hội nghị Blockchain của Quốc hội đã được thành lập để tập hợp tất cả nghị viên lại và đẩy nhanh chủ đề Bitcoin, Blockchain nhằm mục đích tạo ra tương lai pháp lý cho hiệu lực.

    Vào mùa hè năm 2017, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã soạn thảo dự luận bảo vệ tiền điện tử khỏi sự can thiệp của chính phủ. Nếu được thông quan, nó sẽ tạo ra hàng rào pháp lý bảo vệ một số tiền điện tử xác định khi tuân thủ một số yêu cầu tối thiểu để ngăn chặn hành vi lợi dụng trong kinh doanh.

    Những quốc gia cấm Bitcoin

    Bolivia

    Vào năm 2014, El Banco Central de Bolivia đã cấm bất kỳ đồng tiện tệ nào mà không phải do chính phủ nước này phát hành và quản lý. Ngân hàng trực tiếp nhắc đến Bitcoin và một số tiền điện tử khác.

    Chính quyền Bolivia gần đây đã ngăn cấm các hành vi sử dụng tiền điện tử, gắn mác nó là mô hình lừa đảo đa cấp và bắt hơn 60 người. Trong một phát biểu nhấn mạnh rằng động thái này là cần thiết để tạo sức răn đe với người dân.

    Ecuador

    Chính phủ Ecuador đã cấm Bitcoin và tất cả những đồng tiền điện tử khác, do vướng mắc với dự án hệ thống điện tử tiền tệ mới của chính phủ nước này. Dự án được thiết kế để trực tiếp gắn kết với đồng tiền tệ quốc gia và kiểm soát bởi chính phủ.

    Việt Nam

    Vào năm 2014, Ngân hàng Trung ương Việt nam đã phát đi thông báo ngăn cấm người dân lưu hành sử dụng Bitcoin trong nước. Đây là động thái phòng ngừa và sau đó được chính thức hóa bởi Thủ tướng chính phủ.

    Theo các báo cáo, vào tháng Tám năm 2017, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã cho phép kế hoạch hướng tới công nhận Bitcoin và những đồng tiền tệ kỹ thuật số khác là hình thức thanh toán trong năm 2018.

    Tuy nhiên, vào tháng Mười năm 2017, chính phủ Việt Nam lại quay ngược hoàn toàn và cấm sử dụng tiền điện tử trong nước. Đầu năm 2018, bất kỳ ai bị bắt quả tang sử dụng tiền điện tử sẽ bị phạt.

    Những quốc gia Bitcoin hợp pháp

    Úc

    Ban đầu, Úc đã đánh thuế hàng hóa dịch vụ khi mua hoặc bán tiền điện tử. Thường thì, khách hàng sẽ phải chịu khoản thuế này hai lần: một lần khi họ mua tiền điện tử và một lần nữa khi sử dụng để mua bán dịch vụ hàng hóa.

    Chỉ mới gần đây, trong một động thái mở đường cho những khoản đầu tư fintech tiềm năng, chính phủ Úc đã đưa ra một đạo luật chấm dứt đúp thuế Bitcoin và những đồng tiền điện tử khác.

    Bulgaria

    Bulgaria là thành viên Liên minh châu Âu đầu tiên chính thức công nhận Bitcoin là một đồng tiền thay vì là hàng hóa quý kim.

    Canada

    Bitcoin hiện đang được phân loại là tài sản vô hình tại quốc gia Bắc Mỹ này. Tiền điện tử sẽ được quản lý dưới luật Chống rửa tiền (AML) và chống khủng bố tài chính. Tuy chưa có hiệu lực, nhưng khi chính thức được thực thi, những bên kinh doanh tiền điện tử sẽ được xem là những Doanh nghiệp dịch vụ Tiền tệ.

    Trung Quốc

    Năm 2013, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBOC) đã cấm tất cả các thể chế tài chính thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin, cấm làm giá, mua và bán Bitcoin. Song, giao dịch cá nhân vẫn hợp pháp tại Trung Quốc.

    Chính phủ Trung Quốc đã ngưng các hoạt động sử dụng tiền điện tử trong nước, thúc giục các sàn giao dịch ngừng rút tiền mà không cung cấp những chỉ thị, văn bản hợp thức nào. Vào tháng 9 năm 2017, tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử bị ép ngừng giao dịch vào cuối tháng đó để tuân thủ các quy định hiện hành.

    Ngoài ra, các hội động lập pháp Trung Quốc cũng giới thiệu dự luật cấm sàn giao dịch tiền điện tử và hình thức gọi vốn ICO. Song, mặc dù lệnh cấm khá nghiêm khắc, Bitcoin không thực sự biến mất khỏi Trung Quốc. Để triệt tận gốc, nhà chức trách đã bắt đầu dùng Tường lửa để chặn các nền tảng nước ngoài liên quan đến ICO và tiền điện tử.

    Estonia

    Bộ Tài chính Estonia đã loại trừ khả năng sẽ có những hàng rào pháp lý về việc sử dụng Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác cho thanh toán. Trader cần xác nhận người mua khi thiết lập mối quan hệ kinh doanh hoặc nếu người mua yêu cầy hơn 1.000 euro giá trị tiền trong một tháng.

    Phần Lan

    Chi cục Thuế Phần Lan đã quyết định xem các giao dịch Bitcoin là các hợp đồng cá nhân tương đương với hợp đồng để nhằm mục đích đánh thuế. Nếu bạn mua hàng hóa bằng Bitcoin hoặc chuyển BTC thành tiền pháp định, bất kỳ sự chênh lệch giá nào cũng có thể bị đánh thuế, và khoản lỗ sẽ được miễn trừ. Các Bitcoin được đào lên cũng được tính là thu nhập.

    Tổng cục Thuế Trung ương đã đi ngược lại các tiếp cận của EU và phân loại tất cả dịch vụ xoay quanh Bitcoin cùng các đồng tiền tệ kỹ thuật số tương tự khác là dịch vụ tài chính, vì vậy được miễn trừ thuế giá trị gia tăng VAT.

    Pháp

    Vào năm 2014, Bộ Kinh tế Tài chính Pháp đã vạch ra những quy định cho các thể chế tài chính và người dùng tiền điện tử. Các quy định yêu cầu những người phân phối Bitcoin phải giới hạn mức độ ẩn danh bằng cách xác minh danh tính người dùng của hộ. Việc đánh thuế tiền điện tử cũng được làm rõ trong các quy định này. Một hạn mức 5.000 euro đã được đề xuất cho biên thuế để cho phép người dân thử đầu tư và phát triển doanh nghiệp bằng Bitcoin trước khi phải nộp tiền thuế.

    Đức

    Ở Đức, Bitcoin được xem là tiền cá nhân. Điều này cho phép người dùng sử dụng Bitcoin mà không gặp phải can thiệp từ chính phủ, đồng thời cho phép đánh thuế lợi nhuận của công ty sử dụng tiền điện tử.

    Iceland

    Theo một tuyên bố từ năm 2014 của Ngân hàng Trung ương Iceland, các giao dịch với Bitcoin và tiền điện tử khác đều bị cấm.

    Ba năm sau, Ngân hàng Trung ương lại giới thiệu một bộ luật mới mà theo đó cho phép những trường hợp loại trừ nói chung so với các lệnh cấm đã áp đặt.

    Israel

    Vào năm 2017, Cơ quan Thuế Israel xem Bitcoin là một tài sản có thể đánh thuế, thay vì là tiền tệ hay chứng khoán. Theo chính sách này, mỗi lần Bitcoin được bán, người mua phải trả một khoản thuế 25%. Các thợ đào và trader được xem như là các doanh nghiệp, vì thế phải trả khoản thuế doanh nghiệp cộng với 17% thuế giá trị gia tăng.

    Gần đây, Israel bắt đầu đánh thuế Bitcoin và những tiền điện tử khác như là tài sản. Khi được xem là tài sản vô hình, nhà đầu tư cá nhân sẽ không phải nộp VAT trong khi đó các doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu khoản tiền này.

    Nhật Bản

    Nhật Bản là một trong số ít quốc giá mà Bitcoin được công nhận là hình thức thanh toán hợp pháp. Năm 2017, thuế giao dịch Bitcoin đã bị loại bỏ, các cơ quan tài chính Nhật Bản đã bắt đầu cấp phép sàn giao dịch tiền điện tử.

    Jordan

    Theo chính sách hiện tại của Ngân hàng Trung ương Jordan, các ngân hàng, sàn giao dịch và công ty tài chính cũng như các công ty dịch vụ thanh toán bị cấm sử dụng Bitcoin cùng các đồng tiền điện tử khác. Cả Ngân hàng Trung ương và chính phủ đều cảnh báo mọi người về việc sử dụng Bitcoin, song các doanh nghiệp nhỏ vẫn chấp nhận.

    Mexico

    Quốc hội Mexico hiện đang cân nhắc các dự luật để quản lý khu vực công nghệ tài chính đang phát triển nhanh chóng tại quốc gia này, bao gồm Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác. Quy trình pháp lý sẽ làm rõ các quy luật cho các công ty fintech, hướng tới giảm chi phí và tăng cạnh tranh trong ngành công nghiệp. Các quy định này cũng nhằm đảm bảo ổn định tài chính và chống nạn rửa tiền.

    Thụy Điển

    Khi nói về việc chấp nhận Bitcoin và các tiền điện tử, Thụy Điển là nơi mở cửa nhất trên thế giới. Cơ quan quản lý Tài chính Thụy Điển đã tuyên bố các đồng tiền như Bitcoin là phương thức thanh toán hợp pháp. Ngoài ra, chi cục thuế nước này cũng quyết định đánh thuế ngành khai thác Bitcoin dựa trên mức độ thành công của nó.

    Một số doanh nghiệp cụ thể, chủ yếu là các sàn giao dịch được yêu cầu nộp đơn đăng ký giấy phép và phải tuân thủ các quy định áp dụng cho những doanh nghiệp dịch vụ tài chính truyền thống, như là chính sách AML và KYC.

    Các quốc gia không quản lý Bitcoin

    Bỉ

    Mặc dù Bộ tài chính cho rằng không cần thiết phải cạn thiệp ngay lập tức vào hệ thống Bitcoin, chính phủ đã có nhiều thảo luận về những dự luật nhằm tăng mạng tính kiểm soát của chính phủ đối với Bitcoin và các tiền điện tử khác.

    Brazil

    Vào năm 2014, Ngân hàng Trung ương Brazil phát hành một thông cáo liên quan đến tiền điện tử, trong đó ghi Bitcoin và các tiền điện tử khác sẽ không bị quản lý. Vài năm sau, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương đã mô tả Bitcoin là một mô hình lừa đảo đa cấp.

    Hồng Kông, Trung Quốc

    Giám đốc cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA) xem Bitcoin là một loại hàng hóa số, và cho biết HKMA sẽ không quản lý tiền điện tử.

    Thư ký Cơ quan Dịch vụ tài chính và Kho bạc Hồng Kông cho biết các luật hiện hành cũng không trực tiếp quản lý Bitcoin hay bất kỳ đồng tiền điện tử tương tự, nhưng vẫn có những chế tài siết chặt các hoạt động phi pháp như lừa đảo và rửa tiền.

    Đan Mạch

    Cơ quan giám sát Tài chính Đan Mạch tuyên bố Bitcoin không phải là tiền tệ và cho biết nó không chịu sự quản lý của cơ quan thực thi pháp luật nào.

    Ấn Độ

    Theo phó Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, IRB sẽ không hỗ trợ hay quản lý Bitcoin. Mặc dù Bitcoin không bị cấm tại Ấn Độ, song, tiền điện tử được dự đoán là sẽ không hoàn toàn được đưa bao trùm trong một khái niệm hay hàng rào pháp lý nào.

    Vào cuối năm 2017, Bộ Tài chính Ấn Độ so sánh Bitcoin và các tiền điện tử khác với mô hình lừa đảo ponzi và cảnh báo nhà đầu tư.

    Indonesia

    Vào hôm nay, các nhà chức trách Indonesia vẫn chưa vạch ra chính sách cụ thể nào để quản lý hay cấm sử dụng Bitcoin.

    Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Indonesia phát đi cảnh báo các nhà đầu tư về việc lừa đảo cũng như các rủi ro khó lường khi mua bán và giao dịch tiền điện tử.

    Malaysia

    Vào năm 2014, Ngân hàng Trung ương tuyên bố sẽ không cân nhắc Bitcoin là một tờ tiền hợp pháp cũng như không có ý định quản lý nó.

    Tuy nhiên, ngân hàng Negara hiện đang hình thành khái niệm tiền điện tử. Mặc dù thái độ chung về Bitcoin khá tích cực, song có nhiều tin đồng rằng chính phủ Malay vẫn sẽ cấm tiền điện tử.

    Nga

    Vào năm 2016, Bitcoin được xem là “không hợp pháp” theo Cơ quan Dịch vụ Thuế ở Nga.

    Tuy nhiên, kể từ đó Ngân hàng Trung ương Nga cho rằng không thể liệt kê tiền điện tử là tiền tệ, là phương tiện thanh toán và cũng không phải là ngoại tệ.

    Không lâu sau, Tổng thống Putin cấm Bitcoin và kêu gọi lệnh cấm tất cả tiền điện tử và phó bộ trưởng Tài chính nói với phóng viên rằng tiền điện tử rất có thể bị đặt ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, các nhà lập pháp Nga đã thay đổi hoàn toàn tư duy khi có những bài báo cho rằng Bitcoin vẫn sẽ hợp pháp và việc đào tiền sẽ được quản lý. Bộ tài chính cho biết sẽ hợp pháp hóa giao dịch tiền điện tử trên các sàn giao dịch chính thức.

    Singapore

    Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) trước đây tuyên bố không có một chính sách can thiệp nào và cảnh báo người dùng về những rủi ro của Bitcoin và tiền điện tử. Trong một phỏng vấn gần đây, cán bộ của MAS chính thức cho biết Ngân hàng Trung ương vẫn chưa có kế hoạch nào để quản lý tiền điện tử, và sẽ vẫn có tư duy mở về vấn đề này. Ông cũng đà thiết lập những biện pháp cần thiết để thực hiện chính sách AML trong tương lai gần.

    Cơ quan Thuế Nội bộ Singapore đã ban hàng một loạt những hướng dẫn liên quan đến cách sử dụng Bitcoin, theo đó các giao dịch BTC có thể được xem là trao đổi hàng hóa và do đó bị đánh thuế. Các doanh nghiệp liên quan đến giao dịch Bitcoin sẽ bị đánh thuế dựa trên doanh số BTC.

    Thái Lan

    Ngay từ đầu, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã không khuyến khích người dân sử dụng Bitcoin, cảnh báo các nhà đầu tư về những hiểm họa khi sử dụng hay giao dịch BTC. Song, sau đó, chính phủ Thái bắt đầu nghiên cứu tiền điện tử.

    Theo luật, các sàn giao dịch Bitcoin tại Thái được yêu cầu phải có giấy phép hành nghề thương mại điện tử do chính phủ Thái cấp và chỉ sử dụng cho các sàn có tỷ giá với đồng Baht Thái. Chính sách KYC cũng sẽ được áp dụng.

    Hà Lan

    Tiền điện tử như Bitcoin không nằm trong quy phạm của Đạo luật Giám sát Tài chính của Hà Lan.

    Ukraine

    Ngân hàng Quốc gia Ukraine gần đây đã đưa đi thông cáo trong đó nói rõ rằng chỉ có đồng hryvnia là đồng tiền hợp pháp duy nhất được sử dụng trong quốc gia. Ngân hàng cũng cho biết tình trạng pháp lý của Bitcoin tại Ukraine vẫn đang còn khá phức tạp và tranh cãi vì thiếu phân loại chính thức trên thế giới. Vì vậy cơ quan pháp luật trong nước không hỗ trợ hoặc đưa ra bất kỳ định nghĩa nào chính thức.

    Vương quốc Anh

    Chính phủ Anh cho biết Bitcoin hiện chưa được quản lý và được giao dịch như với mục đích “tiền cá nhân” là chủ yếu, bao gồm cả VAT. Có nghĩa là sẽ không áp dụng thuế giá trị gia tăng khi Bitcoin được giao dịch trao đổi hàng hóa hay đổi sang các đồng tiền khác. Tuy nhiên nếu hàng hóa hay dịch vụ nào bán ra và thanh toán bằng Bitcoin và tiền điện tử thì doanh nghiệp phải thanh toán VAT.

    Các sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới:

    Binance, MXC, CoinEX, Kucoin, Poloniex, Coinbase
     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng hai 2021
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này