Đang Trực Tuyến

720 người đang online trong đó bao gồm 4 thành viên, 691 khách và 25 robots
  1. RockoHak,
  2. AsaruCrype,
  3. GrubuznupsUnete,
  4. dagaboutique

Nên đầu tư vào đồng coin nào?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Admin, 29 Tháng mười 2020.

  1. Admin

    Admin Administrator

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    53
    [​IMG]
    Trong đầu tư Crypto hay tiền điện tử, việc lựa chọn coin để trade quyết định hơn 50% thành bại. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản và cần thiết về việc lựa chọn các đồng coin phù hợp, cũng như phân tích các chiến lược, công cụ thường được sử dụng khi đầu tư tiền điện tử. Cùng bắt đầu nhé!

    4 tiêu chí chọn coin cơ bản để trade
    Để biết cách chọn được một đồng coin "tốt", chúng ta phải hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chúng, trong đó có công nghệ Blockchain. Tiền mã hoá và công nghệ blockchain là hai thực thể độc lập, nhưng lại bổ sung cho nhau. Tiền mã hoá là một sản phẩm đặc biệt của công nghệ blockchain; hay nói cách khác, công nghệ blockchain chính là nền công nghệ "chống lưng" cho những đồng tiền điện tử nổi tiếng.

    Như vậy, bên cạnh việc phụ thuộc vào quy luật cung-cầu hay các biến động của thị trường như những danh mục đầu tư khác, tiền mã hoá còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố công nghệ, nguồn cung, và sự ủng hộ của cộng đồng.

    [​IMG]

    #1 Tính thanh khoản của coin
    Đây là yếu tố quan trọng nhất mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải quan tâm. Tính thanh khoản càng cao, chứng tỏ tài sản đó càng dễ đổi ra tiền mặt hoặc một loại tài sản khác mà không làm giảm hay mất giá trị của nó.

    Trong đó, lượng coin lưu hành (circulating supply), khối lượng giao dịch (volume), giá trị vốn hoá thị trường (market cap), và sự ủng hộ của cộng đồng là những yếu tố quan trọng quyết định tính thanh khoản.

    [​IMG]

    Cũng như trên sàn giao dịch, tính thanh khoản của một đồng coin giúp nhà đầu tư linh động hơn trong những quyết định đầu tư của mình.

    #2 Giá trị nội tại của coin
    Nếu bạn là một nhà đầu tư dài hạn, bạn quan tâm đến danh mục đầu tư vì cho rằng đó là thứ giá trị bền vững mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thị trường; thì giá trị nội tại của đồng coin trong danh mục đầu tư chính là tiêu chí quan trọng nhất mà bạn nên nhắm đến.

    Giá trị nội tại của 1 đồng coin crypto bao gồm nền công nghệ, kỹ thuật, và cả tính ứng dụng của nó. Ngoài ra, đội ngũ phát triển - những người ra quyết định quan trọng cho sự tồn-vong của một đồng coin - cũng là yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm.

    #3 Nguồn cung của coin
    Không giống như chứng khoán hay Forex - các công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu hay các chính phủ có thể in thêm tiền, các đồng coin có nguồn cung rất giới hạn; và người ta tạo ra chúng bằng cách đào (mining).

    [​IMG]

    Tất nhiên, không phải tất cả mọi đồng coin đều như thế! Tuy vậy, dựa vào tính khan hiếm trong quy luật cung-cầu, nguồn cung của các đồng coin hạn chế làm cho giá thị trường của đồng coin không bị lạm phát trong dài hạn. Bên cạnh đó, chi phí đào coin cũng ảnh hưởng đến nguồn cung.

    Tham khảo thêm: Hướng dẫn đào coin từ A-Z

    #4 Sự ủng hộ của cộng đồng
    Không có gì phải bàn cãi thêm về tiêu chí này! Các loại hình đầu tư nhận được sự quan tâm của cộng đồng sẽ có phần dễ-tồn-tại hơn những đồng coin khác. Khi càng nhiều người ủng hộ, thì sẽ càng có nhiều người biết đến và đầu tư, cũng nhờ thế mà tính thanh khoản sẽ cao hơn. Ngoài ra, việc có nhiều người đầu tư sẽ làm cho giá trị của đồng coin đó tăng lên do tính khan hiếm của quy luật cung-cầu.

    Như vậy, một đồng coin "tốt" có thể được dựa trên rất nhiều yếu tố, và những yếu tố này góp phần bổ sung cho nhau. Càng nhiều tiêu chí được đáp ứng, đồng coin đó càng an toàn và mang lại giá trị bền vững cho nhà đầu tư.

    Tuy nhiên, một đồng coin xuất hiện trên thị trường còn bị ảnh hưởng từ những yếu tố ngắn hạn khác. Là đầu tư thông minh, bạn hãy chuẩn bị tâm lý để "ứng biến" với thị trường nhé!

    Xem thêm: 5 cách trở thành nhà đầu tư "cứng"

    Những đồng coin tiêu biểu trong thế giới Crypto
    [​IMG]

    Bitcoin (BTC)
    Nếu bạn hỏi bất kỳ một ai rằng đâu là đồng coin đáng đầu tư nhất, thì câu trả lời đến 95% chắc hẳn là BTC. Đó cũng chính là sự ủng hộ của cộng đồng mà chúng ta đã đề cập ở phần trước.

    Trong bảng xếp hạng của coinmarketcap, đồng coin này luôn đứng ở vị trí đầu bảng với giá trị vốn hoá thị trường đạt 136 tỷ USD (số liệu được ghi nhận vào tháng 11/2019) chứng tỏ tính thanh khoản cao, volume lớn, ... mà bất cứ đồng coin nào cũng 'thèm khát'.

    Ngoài ra, nguồn cung hạn chế và công nghệ đứng nghệ đứng sau Bitcoin mở ra kỷ nguyên tiền điện tử là những yếu tố không-thể-bàn-cãi cho một danh mục đầu tư tốt.

    [​IMG]

    Xét về giá trị nội tại của Bitcoin, đã có ý kiến cho rằng giá Bitcoin không thể giảm xuống dưới 5000 USD vì đây là chi phí bằng tiền để tạo ra một đồng Bitcoin, nếu giá BTC thấp hơn mức đó thì thợ đào (miner) sẽ không có đủ động lực để tiếp tục công việc của mình.

    Bên cạnh giá trị bằng tiền để tạo ra BTC, giá Bitcoin còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác. Do vậy, theo một số chuyên gia, khi giá xuống khoảng dưới 6000 USD, đó chính là thời điểm thuận lợi để mua Bitcoin với hy vọng thị trường sẽ đảo chiều trong tương lai.

    Xem thêm: 'Thời kỳ hoàng kim' Bitcoin sẽ chấm dứt vào năm 2019?

    Ethereum (ETH)
    "Dưới một người, trên vạn người" là câu nói để chỉ vị trí của Ethereum (ETH) tại thời điểm hiện tại. Như vậy, các số liệu về tính thị trường của ETH cũng là những con số đáng-mơ-ước.

    Nếu chỉ xét về mặt công nghệ hay giá trị nội tại, có lẽ Ethereum sẽ "ăn đứt" Bitcoin bởi những ứng dụng đắt giá dựa trên nền tảng của nó như Smart Contract (hợp đồng thông minh), hay Dapps (các ứng dụng phân quyền). Ngoài ra, việc cải tiến về tốc độ hay phí giao dịch cũng là một trong những điểm cộng của đồng coin này. Tuy nhiên, có lẽ do "sinh sau đẻ muộn" nên ETH vẫn chưa chiếm được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng như BTC.

    Không giống như Bitcoin, nguồn cung của Ether được sản xuất bởi mạng lưới Ethereum, và không có giới hạn nào cả. Điều đó cũng có nghĩa là nguồn cung của ETH nhiều hay ít trong từng thời điểm phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của các nhà phát triển và sự hưởng ứng của thị trường trong từng giai đoạn, chứ không tuân theo quy tắc nào cả. Đây có lẽ là cũng là một trong những "điểm yếu" của Ethereum so với Bitcoin hay những đồng coin có giới hạn nguồn cung khác.

    Bitcoin Cash (BCH)
    đồng coin được fork ra từ công nghệ blockchain của Bitcoin vào năm 2017, Bitcoin Cash đã từng "làm mưa làm gió" một thời trên các trang mạng xã hội. Với những tính năng vượt trội về công nghệ như kích thước khối lớn hơn, mức độ bảo vệ cao hơn, và nâng cấp độ khó Proof-of-Work nhanh hơn so với đồng coin tiền nhiệm (BTC). Trong quá khứ, BCH đã từng vượt mặt ETH, vươn lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng. Cũng như BTC, BCH cũng có giới hạn nguồn cung là 21 triệu.

    Tuy nhiên, việc sở hữu lượng antifan không hề nhỏ từ những người theo "trường phái" Bitcoin chính thống (BTC), BCH vẫn không thể "soán ngôi" ETH trong thời gian dài.

    Litecoin (LTC)
    Từ tầm nhìn tạo ra một đồng coin nhẹ hơn và rẻ hơn Bitcoin của Charlie Lee (nhân viên cũ của Google và cũng là cựu giám đốc Coinbase - nền tảng ứng dụng ví phổ biến), Litecoin đã ra đời vào năm 2011. Được ví như "bạc của giới crypto", LTC là đồng coin đã được nâng cấp về mặt công nghệ từ nền tảng của BTC với thuật toán Scrypt, có tính xâu chuỗi hơn so với thuật toán PoW của Bitcoin (SHA-256). Ngoài ra, tốc độ giao dịch cũng là một điểm mạnh của Litecoin về mặt công nghệ.

    [​IMG]

    Với nguồn cung hạn chế (84 triệu LTC), Litecoin cũng sở hữu tất-tần-tật các ưu điểm mà nguồn cung hạn chế mang lại. Vào tháng 3, Charlie bất ngờ giới thiệu giao thức MimbleWimble (cho phép gửi tiền mã hóa bằng một cách bí mật bằng cách mã hóa giao dịch), dựa trên nền tảng của Litecoin; chính thức đưa đồng coin này đi trên con đường riêng với bản sắc riêng, tách khỏi "hình bóng" của Bitcoin trong hiện tại.

    Ripple (XRP)
    Là đồng coin tương đối "hot" trên bảng xếp hạng trong thời gian gần đây, XRP đang giữ vị trí thứ 3 (sau ETH) về giá trị vốn hoá thị trường và đã đạt mức tăng cao nhất vào năm 2019. Với mục đích ban đầu là chuyển tiền toàn cầu, Ripple đã trở thành nền tảng của nhiều dịch vụ chuyển tiền bằng công nghệ sổ cái phân tán được các ngân hàng trên thế giới tin dùng. Tại Việt Nam, ngân hàng TPBank đã sử nền tảng RippleNet trong dịch vụ chuyển tiền quốc tế.

    Trong khi tiềm năng của mạng lưới Ripple vô cùng hứa hẹn, giá trị thị trường của đồng coin này lại không rõ rệt đến vậy. Trong những tháng cuối năm 2018, giá XRP đã tăng mạnh, có thể vì tâm lý FOMO của giới đầu cơ trước giá trị nội tại của đồng coin này. Tuy nhiên, giá trị hiện tại của Ripple đang ở mức khá thấp so với trong quá khứ. Liệu XRP có đang bị đánh giá thấp so với tiềm năng mà nó đang có?

    [​IMG]Biểu đồ giá Ripple (XRP) (Nguồn: Coinmarketcap)[/caption]

    Tether (USDT)
    Tether chính là đồng stable coin 'mạnh' nhất tính đến thời điểm hiện tại. Ngoài chức năng làm cầu nối giữa thế giới tiền mã hoá và tiền pháp định, USDT còn là tài sản trú ẩn an toàn của nhà đầu tư mỗi khi thị trường coin có biến động mạnh. Mỗi sàn giao dịch đều hỗ trợ ít nhất là 01 loại stable coin nào đó. Tuy nhiên, đây không phải là một danh mục đầu tư tốt vì stable coin biến động rất thấp và khó có thể kiếm lời như những đồng coin có độ biến động cao như BTC, ETH, ...

    Có nên đầu tư vào Altcoin?

    Sau màn ra đời hoành tráng của Bitcoin, các Altcoin (Alternative Bitcoin) cũng ồ ạt trình làng. Tính đến năm nay, có hơn 2000 loại altcoin trên thị trường để giải quyết nhiều vấn đề còn tồn đọng của Bitcoin tính đến hiện tại. Cùng với sự bùng nổ đó, khái niệm "coin rác" xuất hiện khiến các nhà đầu tư hoang mang, và mất niềm tin vào các loại altcoins trên thị trường.

    Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải như thế! Altcoin thực chất cũng là một danh mục đầu tư, và là một đồng coin ẩn chứa những tiềm năng về công nghệ. Các đồng altcoin nổi bật phải kể đến như TRON, Stella, Cardano, Binance Coin (BNB), và EOS. Như vậy, "đừng nhìn mặt mà bắt hình dong": nếu một altcoin sở hữu nhiều tiêu chí "tốt", có phát triển bền vững, và mang lại lợi nhuận trong ngắn hạn, v.v...; thì tại sao không đầu tư?

    Như vậy, một đồng coin "tốt" có thể được dựa trên rất nhiều yếu tố. Càng nhiều tiêu chí được đáp ứng, đồng coin đó càng an toàn và mang lại giá trị bền vững cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, biết cách chọn coin thôi là chưa đủ. Để có thể giao dịch thành công, bạn cần tìm hiểu và biết cách áp dụng những chiến lược đầu tư coin phù hợp.

    6 chiến lược đầu tư trade coin cho các nhà đầu tư
    [​IMG]

    #1 Đa dạng hoá danh mục đầu tư
    "Đừng nên để tất cả trứng vào cùng một giỏ" là một trong những quy tắc đầu tư phổ biến nhất mà chúng ta vẫn hay nghe nói đến. Trong thị trường hiện nay, đặt niềm tin hoàn toàn vào bất cứ điều gì cũng là việc vô cùng nguy hiểm và rủi ro. Vì thế, cụm từ "đa dạng hoá danh mục đầu tư" ra đời như một giải pháp hạn chế rủi ro hiệu quả.

    Như chúng ta đã biết, các đồng coin khác nhau có tính thanh khoản, giá trị nội tại và niềm tin của cộng đồng không giống nhau. Vì thế, tại từng thời điểm, các đồng coin cũng có sự thay đổi khác nhau. Thông thường, BTC là đồng coin chiếm được nhiều cảm tình của nhà đầu tư nhất, nhưng lại là một trong những đồng coin có biến động giá cao (volatility cao) trên thị trường.

    Do đó, việc đa dạng hoá danh mục đầu tư là rất cần thiết để giữ tài sản ở mức cân bằng. Thông thường, nhà đầu tư lựa chọn danh mục đa dạng với các tiêu chí:

    • Giá trị thị trường (giá) cao
    • Giá trị nội tại cao
    • Biến động giá (volatility) thấp
    #2 Coin có biến động giá 24h ở mức vừa phải
    Cột "Change 24h" hay trạng thái đỏ/xanh của thị trường trong hầu hết các biểu đồ biểu thị độ thay đổi trên giá của đồng coin so với thời điểm cách đó 24h. Như vậy, chỉ số này nên cao hay thấp thì tốt? Câu trả lời là vừa phải, khoảng 1-3% là tốt! Tại sao vậy?

    [​IMG]

    Nếu chúng ta xét về góc độ kỹ thuật, thì đây là dạng giao dịch theo xu hướng thị trường. Như vậy, mọi người có thể thấy, nếu trong vòng 24h mà thị trường tăng chưa đến 1% thì xu hướng tăng vẫn chưa được hình thành rõ ràng, và đảo chiều là tình huống hoàn toàn có thể xảy ra với xác suất 50/50 cơ bản.

    Ngược lại, nếu xu hướng thị trường đã rõ ràng (tăng quá 3%), đó là thời điểm muộn để vào lệnh; vì đằng sau việc tăng quá cao sẽ là xu hướng bị đảo chiều, tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian!

    Thông thường, các nhà đầu tư chuyên nghiệp rất ít khi sử dụng chỉ số này, bởi lẽ thị trường vốn có nhiều biến động trong khoảng thời gian 24h đó. Tuy nhiên, đây có lẽ là chỉ số "dễ hiểu" và bao quát nhất mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng. Do đó, các quyết định đầu tư sử dụng mẹo "1-3% thay đổi" này chỉ mang tính chất tương đối; thế nhưng, tips này khá hiệu quả cho những nhà đầu tư ngắn hạn.

    #3 Sử dụng website Coinmarketcap
    Nếu bạn là nhà đầu tư thiên về số liệu, hoặc bạn chỉ giao dịch ngắn hạn mà không quan tâm nhiều đến các giá trị nội tại của danh mục đầu tư; vậy thì, coinmarketcap chính là công cụ đắc lực cho bạn.

    Tại trang web này, bạn sẽ tìm thấy tất cả các đồng coin được niêm yết trên thị trường, từ những coin lớn như BTC, ETH, ... đến những coin nhỏ mới vừa được niêm yết. Bên cạnh đó, các thông tin về thị trường như giá trị vốn hoá, khối lượng coin lưu hành, nguồn cung, và ty tỷ thứ khác.

    Nếu bạn đang nóng lòng muốn biết tất-tần-tật các bí mật của công cụ này thì hãy đón xem chương tiếp theo, Remitano sẽ bật mí tuyệt chiêu "hack" số liệu của coinmarketcap một cách thần-sầu nhất!

    #4 Học hỏi thêm kinh nghiệm thông qua các diễn đàn đầu tư
    Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, vẫn chưa hiểu hết các khía cạnh của thị trường, hay thậm chí là những kiến thức 'sách vở' cũng chưa ứng dụng thành thạo. Vậy thì, hãy dạo quanh các diễn đàn uy tín, và tất nhiên, đó phải là "hội bàn tròn" của các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm. Sau đó, xem họ nói gì về thị trường trong ngày, và áp dụng vào trường hợp của chúng ta.

    Tuy nhiên, việc các chuyên gia và nhà kinh tế vẫn ỏm tỏi với nhau trên báo là chuyện thường. Vì vậy, không lạ gì khi bạn bắt gặp cảnh "ông nói gà, bà nói vịt". Tuy nhiên, những lập luận, bằng chứng của họ đều dựa vào logic và kinh nghiệm lâu năm trong thị trường mà có.

    Do vậy, để việc tham khảo này hiệu quả, bạn cần phải sáng suốt xác định mục tiêu và trường phái đầu tư mà mình đang theo đuổi để có quyết định phù hợp.

    [​IMG]

    Hiện nay, TradingView là một diễn đàn tốt trong giới crypto dựa theo những tiêu chí đó. Tại trang web này, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy mục "Ideas" cho tất cả các trường phái đầu tư trên thị trường, và các mục khác để tìm hiểu về các thông số cơ bản. TradingView hiện đang phục vụ nhiều thị trường, trong đó có cả Việt Nam.

    Tại thị trường Việt Nam, TraderViet cũng là một diễn đàn tốt, đáp ứng cả các tiêu chí chuyên môn và thời sự cho cộng đồng đầu tư. Bên cạnh đó, theo dõi những nhà đầu tư mà bạn thích hoặc tâm đắc trên trang cá nhân của họ cũng là cách để "hack" kinh nghiệm hiệu quả!

    Ngoài ra, Remitano Forum cũng là một diễn đàn tiềm năng. Với mục tiêu là nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, và cập nhật tin tức cho nhà đầu tư, Remitano Forum đang từng bước hoàn thiện để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Đây cũng là kênh tham khảo lý tưởng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải "nghía" qua. Hãy theo dõi Remitano trên Facebook, và tham gia cộng đồng Remitano để cập nhật những tin tức từ Forum sớm nhất nhé!

    #5 Đầu tư vào những đồng coin "ruột"
    Tại phần đầu tiên của bài viết, chúng ta đã thống nhất tính hiệu quả của việc đa dạng hoá danh mục đầu tư. Tuy nhiên, nên đầu tư bao nhiêu coin, có phải rằng càng nhiều càng tốt? Câu trả lời là không, theo biểu đồ tương đồng về số lượng danh mục và mức độ phân bố rủi ro, chúng ta có thể thấy: khi đạt đến ngưỡng số lượng nhất định, mức độ rủi ro sẽ không gỉảm và gần như bão hoà mức rủi ro phi hệ thống bằng 0.

    [​IMG]

    Modern Portfolio Theory: Mối tương quan giữa số lượng danh mục đầu tư và rủi ro

    Như vậy, thay vì tập trung vào rất-nhiều-coin, hãy tập trung vào những đồng coin mà bạn hiểu rất rõ, biết rất rõ, và theo dõi thông tin cũng như số liệu của chúng hàng ngày.

    Tuy vậy, việc chọn coin ruột không hoàn toàn là một việc làm ngẫu hứng! Có một mẹo nhỏ cho bạn là: hãy chọn những đồng coin có tính chất, và xu hướng gần như trái ngược, hoặc ít nhất là khác nhau, để có thể bao quát được thị trường!

    #6 Bài trừ coin "rác"
    Tuỳ theo định nghĩa của từng người về "coin rác" mà chúng ta có những nhận định riêng về việc này. Ở đây, hãy tạm chấp nhận với nhau rằng coin rác là loại coin không có giá trị nội tại, hoặc giá trị nội tại của chúng rất thấp; và dĩ nhiên, chúng luôn ở cuối bảng xếp hạng.

    Điều đó có nghĩa là, nếu một đồng coin nhỏ, vừa mới ra thị trường, nhưng lại sở hữu tiềm năng công nghệ lớn, tính ứng dụng cao, v.v... và vấn đề chỉ là tuổi đời còn quá trẻ; thì chúng ta sẽ không kể đến trong phạm vi của phần này.

    Nói đến đây, chắc mọi người đang thắc mắc rằng nếu định nghĩa "coin rác" như thế thì ai dại gì mà đầu tư vào(?!) Nhưng không, điều đáng nói ở đây là những đồng coin đó không nằm yên ở "đáy của xã hội" mà chúng thường sẽ "phóng" lên những vị trí trong top 40 hay thậm chí là top 10 nhờ đội ngũ marketing hùng hậu. Vâng, đó là hiện tượng mà chúng ta vẫn hay gọi là "bong bóng" và luôn đứng trước nguy cơ "bị nổ" bất cứ lúc nào.

    [​IMG]

    Tất nhiên, coin rác cũng là một danh mục đầu tư và chúng ta hoàn toàn có cơ hội kiếm lời từ nó. Tuy vậy, việc xác định xem liệu đồng coin đó đã đến độ "chín muồi" chưa hay đâu là thời điểm để bán cần nhiều kinh nghiệm và tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Ngoài ra, khi nhận thấy một hiện tượng, chúng ta cần phải xem xét thật kỹ những yếu tố nền tảng, giá trị nội tại cũng như tính bền vững của nó để đưa ra những quyết định sáng suốt.

    Xem thêm: Lột trần sự thật về những hình thức lừa đảo tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay

    Sử dụng Coinmarketcap để chọn coin đầu tư
    Tại sao nên dùng Coinmarketcap?
    Khi vừa mới bước chân vào thị trường, bạn sẽ rất dễ bắt gặp cảnh "ông nói gà, bà nói vịt" xảy ra như cơm bữa trên các mặt báo hoặc diễn đàn. Bạn muốn tự tìm hiểu thị trường và đưa ra những nhận định đầu tư cho riêng mình; v.v... thì Coinmarketcap (CMC) chính là nơi giúp bạn thực hiện được điều đó!

    Coinmarketcap (hay website https://coinmarketcap.com/) chính là nơi tổng hợp thông tin của tất cả các đồng coin lớn bé trên thị trường, từ những đồng coin lớn như BTC, ETH, ... đến những đồng coin vừa ra mắt. Đây cũng chính là lý do vì sao mà CMC là website "quốc dân" của các nhà đầu tư crypto. Theo số liệu từ SimilarWeb (trang web thống kê số liệu website uy tín), CMC đang nằm trong top 16 những website phổ biến nhất của danh mục Tài chính - Đầu tư, với hơn 30 triệu lượt truy cập mỗi ngày.

    Vào sinh nhật lần thứ 6 của mình (tháng 05/2019), CMC đã thành lập Liên minh Trách nhiệm Minh bạch Dữ liệu (DATA) bao gồm các sàn giao dịch lớn như Binance, Bittrex, Okex, Houbi, Liquid, Upbit, Kucoin, BitBTC, Gate.io, OceanEx, và Bitfinex. Theo đó, Liên minh này sẽ tham gia "hội bàn tròn" định kỳ 2 lần/ năm nhằm đưa ra những đề xuất tăng tính minh bạch. Ngoài ra, CMC cũng yêu cầu các sàn được niêm yết cung cấp dữ liệu giao dịch và số lệnh trực tiếp trong vòng 45 ngày kể từ ngày thông báo, nếu không muốn bị "trục xuất" khỏi trang web này.

    Ra đời vào năm 2013, với mục tiêu củng cố tính công bằng và minh bạch cho không gian tiền mã hoá, CMC đã ngày càng cải thiện cách trình bày và cung cấp các số liệu để mang đến cái nhìn công bằng nhất cho người dùng. Tuy nhiên, củng cố tính minh bạch không phải là việc ngày-một-ngày-hai mà được; vì thế, các số liệu hiện tại cũng chỉ mang tính chất tương đối. Trong thời gian gần đây, CMC đã cung cấp số liệu về tính thanh khoản (liquidity) nhằm chống lại khối lượng giao dịch giả, làm "náo động" cả thị trường.

    Các chỉ số cần chú ý trong Coinmarketcap
    Hiện nay, CMC đang niêm yết thông tin của gần 2000 đồng coin và hơn 300 sàn giao dịch. Để hiểu được khối lượng thông tin "khổng lồ" này, chúng ta cần phải nắm được các khái niệm cơ bản và lưu ý đến một số chỉ số quan trọng.

    Trong bài [Crypto A-Z] Thuật ngữ Crypto P.3: Ngôn ngữ giao dịch "xưa như trái đất", Remitano đã đưa ra những khái niệm về các thuật ngữ này. Mọi người hãy tìm hiểu chúng trước khi bắt đầu nhé!

    [​IMG]

    Giao diện chính của Coinmarketcap

    Market Capitalization (hay Market cap):

    Nếu tinh ý, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng cái tên Coinmarketcap cũng xuất phát từ chính chỉ số này. Như vậy thôi cũng đủ để thấy rằng market cap (giá trị vốn hoá thị trường) quan trọng đến thế nào rồi!

    Hiểu một cách đơn giản, đây là giá để bạn mua tất cả coin trong thị trường đó. Nhìn vào hình trên, mọi người có thể thấy rằng giá trị vốn hoá thị trường của Bitcoin (BTC) là $136.737.374.384, đây chính là giá để bạn có thể mua hết BTC trên thị trường. Như vậy, chỉ số này càng cao nghĩa là thị phần của đồng coin đó càng lớn.

    Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ công thức tính market cap: Chúng ta có thể thấy, nếu muốn giá tăng, thì market cap phải tăng (khối lượng tài sản đầu tư vào đồng coin đó tăng) và/hoặc circulating supply giảm (tính khan hiếm tăng). Như vậy, nhà đầu tư có thể ước lượng được mức độ khả thi của kỳ vọng so với thực tế về giá dựa vào chỉ số này.

    [​IMG]

    Tính tương đối của Bitcoin so với các loại tài sản trên thế giới

    Ngoài ra, nếu nhìn lên phía trên của giao diện, bạn sẽ thấy chỉ số Market cap là $204.139.031.549. Đây chính là giá trị vốn hoá của toàn thị trường, chính là giá để bạn mua hết tất cả các loại coin trên thị trường. Cũng tương tự như market cap của các đồng coin, traders sẽ dựa vào chỉ số này để dự đoán thị phần của thị trường crypto, so với những thị trường khác.

    Volume (24h):

    Đây chính là chỉ số khối lượng giao dịch trong 24h của một đồng coin. Khi khối lượng giao dịch càng nhiều, đồng nghĩa với việc đồng coin đó đang được nhiều người quan tâm đầu tư vào đó. Thông thường, nhà đầu tư nhìn vào volume để dự đoán tính thanh khoản của một đồng coin. Tuy nhiên, số liệu vẫn không thể phản ánh hoàn toàn khi thị trường bị thao túng!

    Xem thêm: Đừng bỏ lỡ: Cách phát hiện cá mập Bitcoin và sống sót sau mỗi đợt săn "đẫm máu"

    Circulating Supply:

    Đây là số liệu chỉ lượng tiền đã đào được và đang lưu thông trên thị trường. Trong thực tế, không phải tất cả số coin đào được đều được lưu thông trên thị trường. Trong số đó, có thể có một số bị thất thoát vì bị mất cắp hoặc [các giao dịch trùng lặp](link bài fork], v.v... Ngoài ra, ở Circulating Supply trên CMC, chúng ta thấy dấu * bên cạnh một số đồng coin như XRP, EOS, USDT, ... Điều này có nghĩa là những đồng coin này không thể đào được.

    Price:

    [​IMG]

    Giá thị trường hiện tại của đồng coin đó, được cập nhật thường xuyên. Giá của một đồng coin tại CMC sẽ được tính dựa trên giá của đồng coin đó tại tất cả các sàn được niêm yết trên CMC.[​IMG]Thông tin của Bitcoin (BTC)Ví dụ, giá BTC hiện tại là $7.570,14 được tính theo trung bình trọng số của giá BTC tại các sàn được niêm yết: Cụ thể: $7.570,14 = (3,32% x $7.579,55) + (3.02% x $7.580,52) + ...

    BTC Dominance:

    [​IMG]

    Đây chính là chỉ số chiếm ưu thế của BTC, chính là "thị phần" của BTC trong thế giới tiền mã hoá. Giá trị vốn hoá thị trường (market cap) của Bitcoin càng cao thì chỉ số này càng cao. BTC Dominance càng cao chứng tỏ các đồng coin khác bị bán ra nhiều và/hoặc Bitcoin được mua vào nhiều. Như vậy, đây là chỉ số thể hiện nhu cầu của thị trường đối với Bitcoin so với các Altcoin khác. Sỡ dĩ BTC Dominance được xem là một trong những chỉ số quan trọng vì:

    • Bitcoin là đồng tiền mã hoá đầu tiên, là "vua" của các loại tiền mã hoá khác, và luôn có giá trị vốn hoá thị trường ở mức cao nhất.
    • Bitcoin và các loại tiền mã hoá khác (altcoin) là 2 loại hình đầu tư đối lập nhau, có xu hướng ngược nhau, thường dùng để đa dạng hoá các danh mục đầu tư một cách hiệu quả.
    • Trên một số sàn giao dịch, BTC thường được chọn là đồng tiền 'trung gian' để trao đổi với các đồng coin khác vì tính thanh khoản cao của nó.
    Liquidity:

    [​IMG]

    Trong tháng 11 vừa qua, CMC đã cập nhật thêm chỉ số Liquidity (tính thanh khoản) của các sàn giao dịch. Nhờ vào chỉ số này, người dùng có thể xác định chính xác tính thanh khoản của sàn giao dịch một cách minh bạch và an toàn. Danh sách các sàn giao dịch được sắp xếp theo tính thanh khoản (Liquidity)

    Theo CMC, Liquidity chính là công cụ để hạn chế sự phụ thuộc vào khối lượng giao dịch (volume) được các sàn báo cáo. Như chúng ta đã đề cập ở trên, khối lượng giao dịch thường bị các sàn khai báo khống, hoặc xảy ra tình trạng giao dịch giả, giao dịch thao túng giá, rửa tiền,... nhằm làm tăng nhu cầu của thị trường đối với đồng coin đó.

    Tra cứu thông tin với Coinmarketcap
    Thông tin thị trường tiền mã hoá

    Về cơ bản, CMC cung cấp thông tin của các đồng coin theo mô hình dạng bảng bằng cách liệt kê. Tại giao diện chính, bạn có thể theo dõi các danh sách như Cryptocurrencies (Danh sách đồng coin trên thị trường), Exchanges (Danh sách các sàn giao dịch được niêm yết), và Watchlist (Danh sách đồng coin mà bạn quan tâm). Để sắp xếp danh sách theo các tiêu chí cho riêng mình, bạn chỉ cần nhấn vào dấu mũi tên bên cạnh các danh sách đó và chọn tiêu chí mà bạn muốn.

    [​IMG]

    Danh sách các loại tiền mã hoá được sắp xếp theo các tiêu chí

    Thông tin của các loại tiền mã hoá

    [​IMG]

    Sau khi theo dõi thị trường để tìm ra những đồng coin có tiềm năng, bạn sẽ phải nghiên cứu từng đồng coin để xem đâu là thứ đáng đầu tư nhất. Để làm được việc này, bạn chỉ cần ấn vào tên đồng coin trên danh sách tiền điện tử (Cryptocurrencies): Thông tin đầy đủ của tiền mã hoá Tại đây, bạn có thể theo dõi được thông tin cơ bản của đồng coin đó, cũng như các giai đoạn thăng, trầm từ khi đồng coin hình thành cho đến nay. Biểu đồ thể hiện các thông tin như giá trị vốn hoá thị trường (đường xanh lá), giá thị trường (đường xanh da trời), giá theo BTC (xuất hiện tại biểu đồ của các đồng coin khác BTC - đường màu vàng) và khối lượng giao dịch (màu xám).

    Bên cạnh đó, bạn còn có thể theo dõi những thông tin khác như

    • Market Pairs: biểu thị mối liên hệ giữa các cặp coin với nhau, vd: BTC/USDT, BTC/ETH,...
    • Social: thể hiện những bình luận/ nhận xét của cộng đồng về đồng coin
    • Tools: công cụ để tính toán giá coin trên CMC
    • Ratings: đo lường sức khoẻ của đồng coin, được thực hiện bởi bên thứ ba
    • Historical Data: ghi lại số liệu của đồng coin theo ngày
    Thông tin của sàn giao dịch

    [​IMG]

    Bên cạnh thông tin của tiền mã hoá, CMC cũng cung cấp đầy đủ các thông tin về sàn giao dịch được niêm yết tại website của mình. Tương tự như cách xem thông tin của tiền mã hoá, bạn chỉ cần ấn vào tên sàn trong danh sách sàn giao dịch (Exchanges): Thông tin đầy đủ của sàn giao dịch Tại đây, bạn có thể theo dõi danh sách các đồng coin được niêm yết trên sàn giao dịch này. Các số liệu mục này được cung cấp bởi các sàn giao dịch. Ngoài ra, bạn cũng có thể lọc danh sách theo các tiêu chí ở phía bên phải (trong ô màu tím) để tìm thông tin và so sánh các đồng coin mà mình quan tâm.

    Watchlist - Theo dõi coin 'ruột' một cách thần sầu

    [​IMG]

    [​IMG]

    Công dụng của Watchlist chính là lưu lại các đồng coin mà bạn quan tâm mà không cần phải tìm lại chúng trong danh sách 2000 đồng tiền mã hoá được niêm yết ở danh sách bên kia. Để thực hiện việc này, bạn cần: Bước 1: Mở thông tin của đồng coin bằng cách ấn vào tên trên danh sách Bước 2: Ấn vào mục Watch để thêm tên đồng coin vào Watchlist của mình Bước 3: Xem lại danh sách các đồng coin 'ruột' trong Watchlist Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm đồng coin mà mình quan tâm bằng cách chọn trong mục "Add to Watchlist".

    Coinmarketcap Interest - Lãi suất giữ coin

    [​IMG]

    Vào tháng 10/2019, CMC đã cho ra mắt Coinmarketcap Interest - nơi cung cấp lãi suất của một số tiền điện tử, giúp người dùng có thể ước lượng được mức độ lạm phát của từng loại coin và đưa ra quyết định phù hợp. Theo đó, người dùng có thể kiếm được khoản lãi suất khi gửi coin hoặc có thể vay tiền mã hoá để thực hiện đầu tư. Giao diện chính của Coinmarketcap Interest

    Tại giao diện chính của website, chúng ta có thể tìm thấy đầy đủ các thông tin như các đồng coin (cột bên trái), thông tin cơ bản (mục đầu tiên của cột bên phải), và thông tin các nền tảng trả lãi suất gửi coin (Earn Interest) hay nền tảng cho vay (Borrow Crypto).

    Tại đây, bạn cũng có thể theo dõi thông tin cơ bản, mức lãi suất của các nền tảng dành cho đồng coin mà bạn chọn. Để xem thông tin chi tiết về dịch vụ này, bạn chỉ cần ấn vào tên của nền tảng, hệ thống sẽ kết nối với website chính thức của các nhà cung cấp, nơi có đầy đủ những thông tin cần thiết.

    Trên đây là tất cả những thông tin và cách sử dụng Coinmarketcap mới nhất. Đây là công cụ cực kỳ quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần để theo dõi thông tin các danh mục đầu tư của mình một cách chính xác và minh bạch nhất.

    Kết luận
    "Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro" chưa bao giờ sai. Cũng như những danh mục đầu tư khác, đầu tư tiền ảo cũng có rủi ro rất lớn bên cạnh những khoản lợi nhuận khổng lồ. Vì thế, để tận dụng được những điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của loại hình này, nhà đầu tư cần nghiên cứu thật kỹ thị trường và tìm kiếm những cơ hội phù hợp cho mình. Hi vọng sau bài viết này, bạn đã trang bị cho mình những kiến thức nền tảng và áp dụng để chọn cho mình đồng coin tốt. Và đừng quên theo dõi các bài viết khác trong series "Crypto A-Z" nhé!
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này