Đang Trực Tuyến

480 người đang online trong đó bao gồm 2 thành viên, 447 khách và 31 robots
  1. reddyannaid68

Các quốc gia chấp nhận Bitcoin

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Quy Lee, 19 Tháng bảy 2023.

  1. Quy Lee

    Quy Lee Auto Bots

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    508
    Bitcoin là gì?

    Trải qua 10 năm phát triển, bitcoin hiện tại đã được rất nhiều nước trên thế giới công nhận sử dụng như một loại tiền tệ có giá trị để mua bán trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên vẫn còn rất mập mờ và tranh cãi giữa những người nắm giữ và sở hữu bitcoin rằng thực sự bitcoin là gì, là một đồng tiền để trao đổi lưu thông hay là một loại tài sản tương tự như vàng? Và có được bảo hộ bởi pháp luật hay không thì chúng ta cùng nhau đi tìm câu trả lời.

    Mua bitcoin tích trữ: Remitano *hot*

    Đầu tiên, chúng ta cùng đi tìm hiểu quan điểm của các nước về Bitcoin.

    [​IMG]

    Các quốc gia chấp nhận Bitcoin & các nước cấm Bitcoin

    Mỹ:

    Vẫn đang lo lắng về việc bảo vệ riêng tư và rửa tiền. Nhà Trắng thông báo đang theo dõi sát sao Bitcoin. Bộ quốc phòng đang nghiên cứu Blockchain trong lĩnh vực an ninh mạng FBI thì đang tiếc hùi hụt vì bán Bitcoin quá sớm, để lỗ mất 1.5 tỷ USD nếu để tới giờ. Tuy nhiên, các sàn giao dịch bitcoin lớn nhất và những người nắm giữ bitcoin nhiều nhất đều nằm ở Mỹ.

    Trung Quốc:

    Tin rằng crypto đã chín mùi. Tuy nhiên ngân hàng trung ương muốn hoàn toàn thống trị, đang nghiên cứu tạo đồng coin riêng cho ngân hàng, nhưng chính phủ sẵn sàng phạt hay đóng cửa các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng crypto, bitcoin hay những ai muốn tạo ra crypto. Nhưng lại là quốc gia đào tới 75% Bitcoin toàn cầu.

    Nhật Bản:

    Là đất nước đầu tiên trên thế giới chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, cho phép người dân có thể sử dụng Bitcoin hợp pháp để thanh toán. Nhật Bản đang tiên phong trong việc thu hút dòng tiền đầu tư vào lĩnh vực này và cũng là một trong những thị trường tiền mã hóa lớn nhất thế giới. Tại Nhật Bản còn có các hiệp hội liên kết để sử dụng hiệu quả blockchain trong các lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, du lịch.. thậm chí các hiệp hội liên kết này không chỉ ở qui mô quốc gia mà còn vươn đến qui mô đa quốc gia với nhiều khu vực khác trên thế giới.

    Đức:

    Cảnh báo các nhà đầu tư rằng crypto cực kỳ mạo hiểm, nhưng đồng thời cũng đang học hỏi để có thể ứng dụng cho hệ thống thanh toán ngân hàng.

    Anh:

    Cho rằng bitcoin đầy tiềm năng, là một cuộc cách mạng tài chính, giúp chống tội phạm hacking và những vấn đề mà ngân hàng đang gặp phải.

    Pháp:

    Nhắc nhở người dân cẩn thận vì trong lịch sử tất cả các đồng tiền riêng tư không thông qua trung ương đều chịu hậu quả đen tối.

    Ấn Độ:

    Ấn Độ từng được xem là một môi trường thân thiện, đang phát triển mạnh mẽ đối với tiền mã hóa, đã giảm giá tiền mã hóa vào năm 2018. Hiện tại, Ấn Độ cấm dùng nhưng đồng thời một số ngân hàng đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ crypto này cho ngân hàng trong tương lai. Lập trường cứng rắn của Ấn Độ bắt nguồn từ những lo ngại tương tự như trốn thuế, vv. Trong khi đất nước phụ thuộc vào các quy định nghiêm khắc, những người tham gia ngành công nghiệp tiền mã hóa địa phương, không tin Ấn Độ có thể "cấm" tiền mã hóa thông qua các quy định theo cùng cách của Trung Quốc.

    Singapore:

    Chính phủ rất tích cực nghiên cứu Blockchain, rất có thể sẽ phát hành đồng tiền điện tử cho riêng đảo quốc mình. Hiện là nơi hội tụ anh tài trên khắp Đông Nam Á trong lĩnh vực Crypto. Trung Quốc sau khi có lệnh cấm ICO thì các Startup đã chuyển qua đây để khởi nghiệp. Việt Nam đang có hàng trăm công ty công nghệ đóng trụ sở ở đây để khởi nghiệp. Các Công ty Việt Nam nếu có kế hoạch ICO thì tất cả đều chọn Singapore là mốc đến do pháp luật trong nước vẫn còn cấm.

    Brazil:

    Hoàn toàn ủng hộ công cuộc cách mạnh này. Họ rất máu me y như tinh thần bóng đá. Theo riêng ý tôi, thì thêm vào đó thì dòng tiền tệ Brazil đang có nhiều vấn đề không ổn.. vì thế trong cuộc cách mạng này họ cũng không có gì nhiều để mất.

    Canada:

    Đang nghiên cứu mạnh công nghệ này, hiện giờ ngân hàng tin rằng crypto nên chỉ là asset (tài sản) chứ không nên sử dụng như dòng tiền tệ.

    Israel:

    Nghiên cứu cực kì sâu về công nghệ Blockchain để áp dụng vào các lĩnh vực quân sự, kinh tế. Nhưng chỉ coi Bitcoin là asset (tài sản) chứ không phải currency (tiền)

    Hàn Quốc:

    Người Hàn Quốc mê Bitcoin đến mức chính phủ rất lo ngại đồng tiền này "làm hại cả một thế hệ trẻ". Họ đang nghiên cứu crypto nhưng cũng rất thẳng tay trong việc trừng trị tội phạm crypto. Vừa qua Bộ trưởng Tư Pháp nước này đã suýt bị từ chức vì thông báo kiến nghị cấm giao dịch Bitcoin làm thị trường toàn cầu bay hơi 100 tỷ USD. Ông chắc chắn là người giá trị nhất hành tinh bây giờ.

    Nga:

    Vì có quá nhiều mạng lưới lừa đảo đa cấp ở đất nước này, nên chính phủ đang thắng ta đóng các website cho phép giao dịch đồng bitcoin và crypto. Cũng là nơi sinh ra rất nhiều nhân tài crypto. Hiện đang chuẩn bị đưa công nghệ Blockchain áp dụng trong Chính phủ, và phát hành đồng tiền điện tử Cryptoruple. Nga cũng là thủ phủ của các miner vì thời tiết lạnh + giá điện rẻ.

    Úc:

    Xem đây là cơn điên loạn đầu cơ. Crypto là phương tiện phục vụ cho tội phạm nhiều hơn là người tiêu dùng. Nhưng không thể bỏ qua công nghệ blockchain được.

    Thổ Nhi Kỳ:

    Lo lắng nó đem lại bất ổn cho ngân hàng trung ương, nhưng không chối bỏ tầm quan trọng của cuộc cách mạnh này trong việc cải thiện và hiệu quả hóa hệ thống thanh toán

    Neitherlands:

    Can đảm nhất vì ngân hàng trung ương đã tiên phong và tự tạo ra DNB Coin cách đây hai năm và đang thử nghiệm việc ứng dụng của crypto.

    Các nước Scandinavia:

    Cũng rất tiên phong trong việc thử nghiệm crypto. Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ đang cho ứng dụng e-krona và tiếp tục học hỏi và tìm những giải pháp công nghệ tối ưu.

    Venezuela:

    Chính phủ nghiên cứu để phát hành đồng tiền điện tử Petro, thế chấp bằng các thùng dầu ngoài khơi, giá một Petro tương đương 1 thùng dầu. Nhưng sau đó đã bị Quốc hội của phe đối lập chiếm đa số bác bỏ, gọi đó là đồng tiền của riêng Tổng Thống Nicolás Maduro. Chính phủ và Quốc hội nước này đang đàm phán.

    Thụy điển:

    Rất lạc quan về Crypto, rất có thể cuối năm nay sẽ phát hành đồng tiền điện tử của riêng mình,

    Malaysia:

    Đang tiến hành soạn thảo luật để đưa Bitcoin vào khuôn khổ pháp lý và tiến hành thu thuế với Bitcoin.

    Indonesia:

    Sàn Bitcoin Indonesia là một trong những sàn giao dịch Bitcoin hàng đầu Đông Nam Á. Đất nước duy nhất nằm trong nhóm G20 của Đông Nam Á này cũng là một Quốc gia cuồng nhiệt với Crypto.

    Việt Nam:

    Kể từ ngày 01/01/2018 trao đổi, mua bán, phát hành Bitcoin hay tiền số bị phạt 150 – 200 triệu. Nặng thì bị sử lý hình sự. Thủ tướng đang yêu cầu Ngân hàng nhà nước hoàn thiện khung pháp lý để trình Thủ tướng trước ngày 30/01/2018. Các Nhà đầu tư và Startup đang rất mong đợi một chính sách cởi mở từ Chính phủ. Để không phải bay qua Singapore thuê địa chỉ lập Công ty rồi bay về Việt Nam ăn mì tôm để Startup nữa.

    [​IMG]

    Vậy bitcoin có phải là tài sản hay không?

    Xét về góc độ tài sản, câu hỏi đặt ra là tiền ảo có phải là tài sản hay không phải là tài sản? Nếu là tài sản thì thuộc loại tài sản nào?

    Căn cứ vào Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản:

    "1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

    3. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai".

    Tài sản trước hết là điều kiện vật chất để nuôi sống con người (lương thực, thực phẩm), tài sản còn là các vật chất khác do con người tạo ra, chiếm hữu được và sử dụng được nhằm để duy trì, bảo vệ cuộc sống và phát triển (nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và các vật phẩm khác).

    Tài sản là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng phổ biến trong xã hội có nhà nước, có pháp luật và có tư hữu và các quyền và lợi ích của chủ thể đối với một đối tượng cụ thể, mà pháp luật quy định là tài sản.

    Về tài sản, kể từ khi Nhà nước dân chủ nhân dân ở nước ta được thành lập, ngày 02/9/1945 đến trước khi Bộ luật Dân sự năm 1995 được ban hành, thì những quan niệm về tài sản được hiểu theo những quy định trong ba Bộ luật thời thuộc Pháp: Bộ dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883, Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931 và Bộ dân luật Trung Kỳ năm 1936 (Hoàng Việt Trong Kỳ).

    Bộ luật Dân sự năm 1995 quy đinh về tài sản tại Điều 172, gồm: "Vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản". Cụ thể:

    Vật: Vật là một bộ phận của thế giới vật chất, không phải mọi vật của thế giới vật chất đều được coi là vật trong quan hệ pháp luật dân sự. Vật trong quan hệ pháp luật dân sự và được coi là tài sản thì vật đó con người phải chiếm hữu được, phải chi phối được, xác định được về bề rộng, bề dài, chiều cao, cân, đong, đo, đếm được và xác định được theo sự tồn tại và chắc chắn phát sinh của nó. Sau nữa, con người phải khai thác được, sử dụng được nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần của mình.

    Tiền: Về tiền trước hết cần hiểu tiền là Việt Nam đồng (VNĐ), do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam độc quyền phát hành, giá trị đồng tiền được ghi trên bề mặt đồng tiền, bất kỳ ai cũng có quyền sử dụng và tiền được sử dụng rộng rãi trên phạm vi lãnh thổ. Tiền có tính ổn định (ít khi đổi tiền). Tiền có các chức năng như trao đổi, thanh toán, dự trữ và xét về chủ quyền quốc gia thì tiền có chức năng bình ổn giá cả và giữ chủ quyền quốc gia. Khái niệm về tiền theo chuyên môn thì rất khác nhau, nhưng những yếu tố của tiền theo cách hiểu như trên là phù hợp với cách hiểu tiền là một loại tài sản hiếm.

    Ngoại tệ (tiền của nước ngoài) được phép lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam phải quy đổi thành mệnh giá Việt Nam đồng.

    Giấy tờ có giá: Khái niệm giấy tờ có giá không bao quát hết được các loại hóa đơn, chứng từ được sử dụng trong lính vực thương mại, thương mại quốc tế. Đó là các vận đơn, các hóa đơn liên quan đến hàng hóa lưu kho, bãi hàng và thư tín dụng. Căn cứ Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, thì trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, ky phiếu, cố phiếu.. là giấy tờ có giá.

    Quyền tài sản: Là các quyền trị giá được bằng tiền, có thể chuyển giao được trong quan hệ pháp luật dân sự. Những quyền tài sản phổ biến ở Viêt Nam hiện nay là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và quyền yêu cầu trả một khoản nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại.

    [​IMG]

    Bitcoin có hợp pháp ở Việt Nam không?

    Những phân tích về tài sản tại phần trên về tài sản đã được BLDS năm 2015 quy định đã được xác định. Về mặt lý luận, căn cứ vào những thuộc tính của tiền ảo, thì tiền ảo tạm gọi là tài sản ảo. Đề cập đến tài sản, cần thiết làm rõ vấn đề có tài sản ảo hay không có tài sản ảo?

    Tài sản được hiểu là vật chất và các lợi ích vật chất nhằm phục vụ cho nhu cầu sống, phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, tài sản còn là điều kiện để chủ thể sử dụng vào các quan hệ trao đổi tài sản, bồi thường thiệt hại. Vì vậy, tài sản phải tồn tại khách quan và theo khả năng của con người thì phải chiếm hữu, chi phối, kiểm soát được. Những tài sản ảo, con người không kiểm soát được theo khả năng, không xác định được các thuộc tính của nó, do vậy không thể dùng làm đối tượng của các quan hệ pháp luật dân sự.

    Hiện nay, pháp luật của tất cả các nước trên thế giới và Việt Nam không thừa nhận một loại gọi là tài sản ảo. Căn cứ vào thuộc tính của tiền ảo, thì tiền ảo không thỏa mãn những yếu tố của một tài sản thông thường, cho nên việc bảo hộ tiền ảo trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam không nên đặt ra. Vì tiền ảo không thể xác định trên thực tế và không xác định rõ danh tính của các chủ thể sở hữu tiền ảo, cho nên về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch tiền ảo có thể không thực hiện được. Căn cứ vào Điều 105 BLDS năm 2015, thì tiền ảo không thuộc một loại tài sản nào. Tuy nhiên, có thể hiểu tiền ảo là một loại tài sản khác? Tài sản phải thỏa mãn các thuộc tính của tài sản, nhằm xác định giá trị pháp lý của các quan hệ có đối tượng là tài sản, đồng thời là căn cứ để xác định các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý phát sinh từ các quan hệ tài sản có đối tượng là tài sản. Xác định nghĩa vụ của một hoặc các bên chủ thể trong giao dịch dân sự chuyển giao tài sản hay bồi thường thiệt hại về tài sản. Theo đó phương thức kiện đòi lại tài sản hay kiện đòi bồi thường thiệt hại về tài sản được áp dụng. Tiền ảo không thỏa mãn các đặc điểm của tài sản. Theo đó, tiền ảo cũng không được pháp luật Việt Nam thừa nhận là một loại tiền tệ và nó không phải là tài sản. Vì những lý do sau:

    Thứ nhất, các giao dịch thương mại hay dân sự thanh toán bằng Bitcoin mang tính chất ẩn danh, chủ thể của quan hệ không xác định được danh tính và chủ thể của các bên quan hệ không biết rõ về nhau, mà chỉ thông qua mạng Internet. Vì vậy, khi có hành vi xâm phạm lợi ích của nhau thông qua giao dịch bằng tiền ảo Bitcoin, thì bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm sẽ được giải quyết như thế nào, khi mà bên chủ thể vi phạm cố ý ẩn tích và lẩn trốn trên mạng Internet? Ngoài ra, do tính ẩn danh cao cho nên việc sử dụng Bitcoin trong giao dịch có thể bị lạm dụng là phương tiện cho tội phạm rửa tiền, buôn bán hàng cấm, trốn thuế và mua bán, trao đổi những tài sản phi pháp khác.

    Thứ hai, thuộc tính của Bitcoin là tiền ảo được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số nên có nhiều nguy cơ bị xâm phạm, bị chiếm đoạt, bị thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn. Vì vậy, giao dịch bằng Bitcoin có nhiều nguy cơ bị lạm dụng, bị chiếm đoạt mất tài sản là khoản tiền do các thành viên của mạng lưới Bitcoin góp vào, nhưng chưa có cơ chế bảo vệ vì nhà nước không thừa nhận quan hệ giao dịch này.

    Thứ ba, do không có cơ quan giám sát, không có cơ quan trung gian, quan hệ sử dụng Bitcoin tự do, tự phát theo một quy ước giữa các bên chủ thể tham gia giao dịch không công khai, do giá trị Bitcoin biến động mạnh theo thời gian hoạt động ngắn nên ẩn chứa nhiều nguy cơ bong bóng, nhà đầu tư không lường trước được những rủi ro tiềm ẩn trong giao dịch, bị thiệt hại về tài sản mà không đươc bảo vệ bằng các cơ chế pháp lý. Ngược lại, Bitcoin không bị chi phối và kiểm soát giao dịch bởi một cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào, do vậy chủ sở hữu Bitcoin tự chịu toàn bộ rủi ro.

    Với những rủi ro trên đây của Bitcoin, cho nên trên thế giới nhiều quốc gia đã có những thông báo không thừa nhận Bitcoin là một phương tiện thanh toán hợp pháp và đưa ra các cảnh báo rủi ro cho chủ thể sử dụng Bitcoin như: Thái Lan, Cộng hòa Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Nauy..

    Ở Việt Nam, theo Ngân hàng Nhà nước, việc đầu tư vào Bitcoin bắt đầu có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Nhưng trên thực tế, việc sở hữu Bitcoin và khai thác nó tại Việt Nam là rất ít, mà chủ yếu mua qua một số sàn giao dịch. Nhận rõ thực trạng việc sử dụng Bitcoin tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước thể hiện quan điểm căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và ngân hàng, thì Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không thể lấy làm phương tiện thanh toán và pháp luật không thừa nhận Bitcoin là tiền tệ.

    Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam trên diễn đàn Onecoin liên tục đăng tải, quảng bá giới thiệu đồng tiền kỹ thuật số Onecoin (tiền ảo), lan rộng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố. Với lợi nhuận quảng cáo về lãi suất lên đến 1000%. Mỗi gói đầu tư đồng tiền ảo này trị giá lên đến hàng trăm ngàn EUR, được chia nhỏ ra để nhiều người tham gia. Với quảng cáo này, nhiều cá nhân tham gia bằng cách dùng tiền thật để mua các gói tiền ảo và hy vọng trở lên giàu có trong một thời gian ngắn. Hiện tượng quảng bá tiền ảo và sử dụng tiền ảo trong giao dịch trên mạng Internet trong thời gian gần đây là một hiện tượng bất thường và chưa từng có bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nào ở Việt Nam lại có lãi suất cao và nhanh đến thế!

    Người chơi được hưởng tiền lãi, không hề biết rằng số tiền gọi là lãi này được trích ra từ tiền của người gửi sau, trả cho người gửi trước (tương tự như tham gia mua hàng đa cấp). Phương thức này, bên bán không có gì để bán, mà vẫn là bên bán hàng và thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ theo nguyên tắc "lấy mỡ khách hàng trước, rán khách hàng sau" và cứ như vậy cho đến khi còn khách hàng tham gia mua tiền ảo. Dùng tiền ảo để làm một loại hàng hóa ảo thu tiền thật, mà bản thân chủ thể tham gia không hề hiểu bản chất của hệ thống tiền ảo này được tổ chức như thế nào và ai là chủ thể bán hàng ảo đó? Cách chơi này cùng bản chất với quan hệ tín dụng đen, đánh vào tâm lý hám lợi của người tham gia mua tiền ảo.

    Chủ thể bán hàng ảo không được xác định, khả năng tài chính của người bán không được chứng minh, không có cơ quan nào giám sát, các chủ thể sử dụng một loại tiền ảo không hề biết lãi suất mà mình được hưởng từ nguồn sản xuất nào? Tiền ảo không được pháp luật công nhận là tiền tệ và không có giá trị trong thanh toán ngoài những người tham gia giao dịch tiền ảo với nhau. Lãi suất "bong bóng" càng bay cao khi có nhiều chủ thể mang tiền thật ngày mỗi ngày nối thành sợi dây cho mạng lưới tiền ảo. Thuộc tính "bong bóng" do tiền ảo tạo ra càng vô hình thì chủ thể ẩn danh bán cái không có, nhưng lại thu về tiền thật, tài sản thật của các chủ thể mua cái không có thật đó. Thật bất thường, nhưng có logic triết học của nó vì có cầu thì có cung, đáp ứng kịp thời và không có giới hạn của sự hám lợi của chủ thể mua tiền ảo bằng tiền thật. Tính chất "bong bóng" của tiền ảo - Bitcoin thể hiện ở những yêu tố sau:

    - Tiền ảo là một khái niệm mới, bản thân tiền ảo cũng mới. Vì nó là một hệ thống thanh toán số cho phép người nắm giữ nó sử dụng không phụ thuộc vào không gian và thời gian để thực hiện giao dịch trực tiếp, do không có sự giám sát, kiểm tra của bất kỳ bên thứ ba nào, không có sự can thiếp của nhà nước, cơ quan trung gian, ngân hàng.

    - Do tính vô hình của tiền ảo, không xác định được và chỉ thông qua mạng Internet được che đậy trong một chiếc hộp bí mật (ảo ảnh), các chủ thể tham gia giao dịch tiền ảo đều không được xác định về danh tính (vô danh), không nơi cư trú và rất nhiều yếu tố không có để có thể xác định chủ thể đó là ai? Hơn nữa, nguồn gốc để tạo ra tiền ảo cũng là một bí mất, không công khai. Sự mơ hồ về nhà sáng lập là Satoshi Nakamoto, những thông tin về cá nhân này không hề bộc lộ, tên người hay tên tổ chức hay tên địa danh hay tên quy ước không có thật?

    - Tiền ảo - Bitcoin không sở hữu giá trị nào khác ngoài thứ mà người mua sẵn sàng chi trả theo đó mọi thang giá đều phù hợp với khả năng tài chính của người mua, do sự hấp dẫn của lãi suất được hứa hẹn và khoản tiền do người bán tiền ảo thu về của người mua trích lại để làm tin.

    Tiền ảo là vô hình, chỉ được thể hiện bằng hình ảnh ảo trên mạng Internet dưới dạng hình ảnh điện tử, chủ thể của tiền ảo không xác định là cá nhân hay tổ chức hay một nhóm người cụ thể và chủ thể mua tiền ảo, chủ thể tham gia giao dịch tiền ảo không bộc lộ danh tính. Như vậy, quan hệ tiền ảo chỉ được xác định bên bán và bên mua với giá cả cụ thể, mà chỉ người bán và người mua được biết, nhưng họ chỉ biết giá trị giao dịch, mà không biết và không cần biết danh tính của nhau. Quan hệ giữa bên mua và bên bán tiền ảo được bảo mật và không được pháp luật bảo hộ. Tính rủi ro phát sinh từ phương thức giao dịch này là rất lớn. Vì bên mua thanh toán bằng tiền thật, còn bên bán lại bán ra thứ tiền ảo, không cầm nắm được mà lại được lưu giữ trên mạng điện tử có mã số bảo mật. Mã số bảo mật này luôn luôn bị tấn công và có thể bi bộc lộ, bị chiếm đoạt bởi những người rất giỏi về sử dụng máy tính. Hơn nữa, giá trị ảo trên mạng còn có thể bị thay đổi bởi người sử dụng Internet ra lệnh sai về mã số. Tài khoản có thể bị mất, mà không có cơ quan nào bảo vệ, lợi ích của chủ thể là bên mua có thể bị xâm phạm, bị mất trắng.

    Với phương thức mua bán tiền ảo và chi trả lãi suất cho bên mua tiền ảo trên đây, đã có sức hút mạnh mẽ, càng kích thích người tham gia giao dịch tiền ảo. Số lượng người tham gia giao dịch tiền ảo có thể tăng lên và có thể không tăng đáng kể theo từng ngày, tháng theo đó lãi suất tăng lên hay không tăng lên so với những đợt giao dịch mua bán tiền ảo ban đầu. Lãi suất giao dịch tiền ảo được trích ra từ khoản tiền của người mua tiền ảo sau, trả lãi cho người mua tiền ảo trước và cứ thế cho đến khi nào không còn người mua tiền ảo nữa thì lãi suất có thể được điều chỉnh lại hoặc giữ nguyên mức lãi suất của đợt bán tiền ảo cuối cùng, mà người bán thu được. Lãi suất từ giao dịch tiền ảo là người nọ hưởng tiền của người kia và không vượt ra ngoài phạm vi tổng giá trị tiền thu về từ người mua mà bên bán tiền ảo thu được.

    Số tiền còn lại sau mỗi đợt bên bán tiền ảo thu được sau khi đã trích một phần để trả lãi suất cho bên mua, bên bán có dùng khoản tiền này để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh để thu lợi nhuận hay không, thì không thể xác định được, vì nhà nước không thể kiểm soát. Với phương thức này, nhiều phần tử xấu trong xã hội có thể lợi dụng giao dịch tiền ảo để thu về những khoản tiền lớn, hoặc lợi dụng giao dịch này để rửa tiền, tích lũy tiền dùng vào những mục đích không có lợi cho kinh tế, an ninh quốc gia, trật tự xã hội hoặc gây rối thị trường.

    Với những tính chất của tiền ảo - Bitcoin như đã phân tích trên đây, thì ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chưa thể thừa nhận tiền ảo là một loại tiền tệ, một loại tài sản.

    Mua bitcoin ngay hôm nay để đầu tư cho tương lai tại đây: Remitano

    Sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới: Binance *link*
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này