Hùng là một nhà đầu tư sớm của KEKIUS. Đến ngày 1/1/2025, giá của KEKIUS tăng lên $0.2 và số lượng KEKIUS của Hùng ở mức giá này là $1m (hiển thị trên app). Hùng muốn bán toàn bộ số lượng KEKIUS này. Được biết: Trong ngày hôm đó, KEKIUS có volume giao dịch $100m trong 24 giờ trên Uniswap Giá của KEKIUS tăng từ $0.2 (sáng sớm) và giao động xung quanh $0.3 đến $0.4 (chiều tối) LP (liquidity pool) của KEKIUS lúc này được cho là mỏng, có $1.8m bao gồm 50% là ETH và 50% là Kekius Hùng muốn bán $1m giá trị Kekius sang ETH trong 10 tiếng, mỗi tiếng chia một lượng nhỏ (là 10%) trên tổng số Kekius của anh ấy. Vậy nếu Hùng bán, anh ấy sẽ thu về bao nhiêu USD? Dynamic liquidity Dữ liệu trên cho thấy ở ngày cao điểm mà nhà đầu tư giao dịch KEKIUS (tức 1/1/2025) thì cứ mỗi giờ, trung bình toàn thị trường KEKIUS trên Uniswap có khoảng $4.16m giao dịch. Như vậy, hùng dự định bán $100k KEKIUS/giờ, chiếm chưa tới 2.5% khối lượng giao dịch trung bình mỗi giờ. Mặc dù tổng giá trị tài sản trong pool chỉ là $1.8m, nhưng khối lượng giao dịch lại rất cao ($100m/ngày). Pool được "bơm/hút" wETH liên tục theo thời gian thực từ những người giao dịch khác, nên tính thanh khoản động (dynamic liquidity) cao hơn rất nhiều so với con số TVL trong lp tĩnh nhìn thấy là $1.8m Việc Hùng chia nhỏ lệnh bán trong 10 giờ sẽ giúp giảm trượt giá (slippage) thay vì dội $1m trong một lệnh duy nhất. Kết luận ở bước này Hùng hoàn toàn có thể bán được hết $1m KEKIUS trong ngày 1/1 vì thị trường duy trì được khối lượng giao dịch tốt và vẫn có đủ lực swap ở phía người mua (buy side demand). Các yếu tố tác động Dưới đây, mình sẽ liệt kê ra một số yếu tố chính tác động đến số tiền cuối cùng Hùng có thể thu về: 1. Trượt giá do thanh khoản giới hạn Nếu Hùng bán quá nhanh một lượng lớn KEKIUS so với quy mô pool (là $1.8m) thì giá sẽ giảm sâu hơn vì tạo ra trượt giá, anh ấy sẽ nhận được ít ETH hơn. Tuy nhiên, do chia nhỏ giao dịch và mỗi giờ khối lượng Hùng bán ra chỉ chiếm chưa đến 2.5% volume => Vấn đề trượt giá đã được khắc phục. 2. Biến động giá thị trường Giá KEKIUS đã tăng khá mạnh trong ngày (từ 0, 2 lên 0, 4). Nếu trong quá trình bán: Giá vẫn tiếp tục đi lên: Hùng thu về con số lớn hơn dự định ban đầu (có thể là $1.5m đến $2m Nếu giá đi ngang quanh khu vực $0.2: Hùng thu thu về con số xấp xỉ $1m Nếu giá cắm đầu, số USD anh nhận được sẽ ít đi dưới $1m 3. Tâm lý nhà giao dịch và dòng tiền mới Nếu vẫn có thêm nhà đầu tư mới bơm tiền vào pool hoặc người mua chấp nhận mua ở vùng giá gần 0, 4, Hùng sẽ dễ dàng thoát vị thế với giá trị cao hơn rất nhiều so với ý định ban đầu. Nếu thị trường đột ngột hoảng sợ, volume giảm mạnh, việc thoát $1m sẽ khó khăn hơn vì giá và lp giảm mạnh. 4. Limit Order Hiện tại các sàn giao dịch phi tập trung hàng đầu như Uniswap hay 1inch đều hỗ trợ Limit Order. Với một tin tức lớn bao phủ thị trường, sẽ có rất nhiều trader và nhà tạo lập thị trường set limit order ở nhiều khoảng giá khác nhau. Ví dụ khi Hùng bán ở giá 0.25 mà giá bị trượt xuống 0.235 thì ngay lập tức sẽ có các lệnh khớp buy limit order dội ngược lên. Thậm chí trong trường hợp cao điểm với nhu cầu cao, giá sẽ bị dội lên ngay lập tức. 5. Kỹ năng người bán Nếu Hùng bán trong một lệnh duy nhất, anh ấy chắc chắn sẽ bị trượt giá thậm tệ và thu về con số rất ít. Nếu Hùng bán nhỏ giọt trong khung thời gian nhỏ (ví dụ 10p mỗi lần), nhu cầu người mua và limit order không đủ để lấp đầy lại lp, vậy nên a ấy sẽ thu về con số thấp hơn dự định khoảng 30%. Nếu Hùng không vội và chia ra bán ở khung thời gian dài hơn (như đề bài là 1 tiếng 1 lần), anh ấy sẽ thu về con số tối ưu. Hùng bán được bao nhiêu? Có 3 trường hợp sau diễn ra: Trường hợp lạc quan (như đề bài đưa ra) : Thị trường đi lên từ giá $0.2 lên $0, 3 và được giao dịch xung quanh mốc $0.25 đến $0.4, volume vẫn cao. Hùng có thể bán được xấp xỉ $2m (gấp đôi dự tính ban đầu) <= đây là đáp án của đề bài. Trường hợp trung bình: Nếu có một chút điều chỉnh giá do áp lực trong quá trình Hùng bán (nhưng vẫn còn dòng tiền mua vào), giá có thể "trượt" lại xuống vùng 0.2. Hùng có thể nhận về khoảng $1.3m Trường hợp xấu (ngày Elon đổi lại avatar) : Nếu Hùng không bán ngày hôm trước mà bị panic bán ngày Elon đổi lại avatar, anh ấy sẽ chỉ bán được $500k với phương pháp bán trên. Kết luận 1. Về khả năng thoát vị thế: Hùng hoàn toàn có thể thoát vị thế. Không chỉ Hùng, mà nhiều nhà đầu tư khác với lợi nhuận cao tương tự hoặc hơn ($2m hay $3m) hoàn toàn có thể thoát vị thế dễ dàng với volume giao dịch $100m/ngày. Khối lượng giao dịch $100m/ngày là đủ lớn so với nhu cầu bán $1m (chỉ chiếm 1% volume cả ngày), đặc biệt khi Hùng chia nhỏ lệnh bán đều trong 10 giờ. 2. Con số dự kiến: Trong bối cảnh Hùng bán ngay trong ngày cao điểm và volume đang cao, anh ấy có thể thu về xấp xỉ $2m vì Hùng bán trong một thị trường tăng giá. Như vậy, với chiến lược chia nhỏ mỗi giờ và khối lượng giao dịch lớn trong ngày, Hùng hoàn toàn có thể bán dần và gần như đảm bảo thoát vị thế, thậm chí x2 so với mong muốn ban đầu nếu như trong quá trình Hùng bán, đường giá vẫn đang đi lên. Vậy lp sẽ đại diện cho điều gì? Rất dễ hiểu, lp là một bể thanh khoản, đại diện cho vai trò cung cấp khả năng giao dịch trên bể thanh khoản đó, còn việc thanh khoản được bao nhiêu cần dựa vào nhu cầu thực tế thể hiện trên volume giao dịch. LP sẽ quyết định kích thước lệnh mua/bán (buy/sell size) : Lp càng to thì sẽ thu hút các lệnh buy/sell lớn, còn lp nhỏ thì nếu muốn mua/bán các lệnh lớn thì cần chia ra các khung thời gian khác nhau Đối với LP to, việc thoát vị thế với số tiền lớn sẽ có thể tiến hành nhanh hơn. Ví dụ trên, chẳng hạn lp $5m thì Hùng chỉ cần 1-2 tiếng là đã bán hết. Còn đối với lp nhỏ hơn, Hùng sẽ cần kéo dài khung thời gian bán của mình ra nhiều lệnh nhỏ. Nguồn: Thế Khương