Đang Trực Tuyến

340 người đang online trong đó bao gồm 5 thành viên, 313 khách và 22 robots
  1. WillieNag,
  2. Malirautothess,
  3. Joycescene,
  4. DavidgfekiZ,
  5. consorciofia

Hướng dẫn cách viết truyện ngắn hay kiếm tiền

Thảo luận trong 'Quảng Cáo' bắt đầu bởi Quy Lee, 3 Tháng mười một 2022.

  1. Quy Lee

    Quy Lee Auto Bots

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    508
    Cách viết truyện ngắn hay

    Trong văn học, văn dài không có sức hấp dẫn hơn văn ngắn, quan trọng là bạn viết gì và viết như thế nào. Có những tác giả viết truyện ngắn hay có thể kể ra cả cuộc đời nhân vật trong vài trang, hoặc truyện chỉ có một vài cảnh chính nhưng qua đó ít nhiều cũng có thể biết, đoán được cuộc đời, quá khứ và số phận của nhân vật sau này.

    Truyện ngắn hay là truyện được viết ngắn gọn, súc tích, tránh dài dòng phân tâm. Để hiểu được cách viết truyện ngắn hay, hãy tham khảo các bước sau đây.

    Bước 1: Xác định loại truyện

    Xác định loại truyện ngắn mà bạn muốn viết, cần xác định rõ ràng rằng bạn đang lựa chọn viết một câu chuyện theo hướng nào: Thực tế hoặc lãng mạn.

    Nếu bạn muốn tạo ra một câu chuyện có tính logic cao, điều quan trọng đầu tiên bạn cần nhớ là phải có một hướng đi rõ ràng.

    Bước 2: Tìm chủ đề

    Bước tiếp theo là tìm chủ đề. Đó có thể là các chủ đề về tình yêu, bạn bè, gia đình, chiến tranh, cuộc sống, học đường..

    Bước 3: Xác định cách hành văn

    Cách hành văn, giọng điệu chính của tác phẩm có thể là một giọng điệu vui vẻ, gần gũi, hoặc châm biếm, bi thương, lạnh lùng..

    Để xác định giọng điệu và cách hành văn để có thể viết truyện ngắn hay, cần đảm bảo hướng đến những gì bạn muốn làm rõ, cách tiếp cận và quan điểm của bạn trong câu chuyện.

    Bước 4: Sáng tạo ý tưởng

    Mỗi nhà văn, mỗi tác giả viết truyện ngắn thường có xu hướng sáng tạo tác phẩm của riêng mình. Ý tưởng là phần có chiều sâu, gắn kết toàn bộ sự kiện và các nhân vật lại với nhau. Ý tưởng càng độc đáo, riêng biệt thì tỷ lệ thành công của tác phẩm càng cao.

    Đối với những tác phẩm mà bạn xác định sẽ đầu tư nhiều thời gian và công sức, bạn nên nghiên cứu và tìm kiếm những ý tưởng chuyên sâu. Ý tưởng càng thú vị thì càng thu hút được nhiều độc giả.

    Bước 5: Xây dựng cốt truyện

    Cho dù bạn đang viết một truyện ngắn hay một cuốn tiểu thuyết, bạn cần phải xây dựng một cốt truyện. Cần xác định nội dung câu chuyện của bạn và các sự kiện diễn ra trong câu chuyện bạn muốn kể, xây dựng một cốt truyện với nhiều cao trào dựa trên ý tưởng của bạn và tìm ra cách giải quyết xung đột. Bạn có thể tạo ra một cốt truyện bằng cách sắp xếp các ký ức hoặc các giai thoại theo thứ tự thời gian.

    Nếu bạn mới bắt đầu viết truyện ngắn, hãy thử một cốt truyện đơn giản. Khi đã thành thạo hơn trong lĩnh vực này, bạn có thể bắt đầu khai thác dần những kiểu câu chuyện phức tạp và sử dụng tầm nhìn sâu hơn, kiểu như "thuyết âm mưu". Bằng cách này, câu chuyện của bạn sẽ dễ dàng gây được sự chú ý và thu hút nhiều độc giả.

    Bước 6: Xây dựng bối cảnh

    Bối cảnh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức hấp dẫn của một câu chuyện. Đó là nơi các sự kiện của câu chuyện diễn ra. Tốt nhất, bạn nên bám vào một bối cảnh trung tâm của câu chuyện và có thể thêm một số chi tiết vào cảnh mà nhân vật xuất hiện.

    Bước 7: Xây dựng nhân vật

    Hầu hết các truyện ngắn thành công đều tập trung vào một hoặc hai nhân vật chính. Hãy nghĩ về một nhân vật chính với những mong muốn rõ ràng nhưng mâu thuẫn, thay vì chỉ tập trung vào một nhân vật xấu hay tốt. Hãy tưởng tượng những đặc điểm và cảm xúc khác nhau để tạo ra một nhân vật đa diện và phức tạp hơn.

    Mỗi câu chuyện là một sự kiện, một tình huống và khắc họa một nhân vật chính. Một câu chuyện ngắn cần một khoảnh khắc trong cuộc đời của một người và xây dựng nó. Đôi khi một nhân vật có một vấn đề để suy nghĩ, lựa chọn và quyết định. Đôi khi chỉ là một cuộc sống và cảnh làm việc bình thường mà ở đó các nhân vật thể hiện ý chí và tình cảm của mình. Đôi khi chỉ là một tâm trạng, một nỗi buồn, một tình yêu chớm nở. Nhưng bạn phải chọn thời điểm mà nhân vật được thể hiện trọn vẹn nhất (về những gì cần thể hiện, những gì bạn muốn nhân vật của bạn thể hiện trong truyện).

    [​IMG]

    Các hành động của nhân vật trong truyện ngắn có giới hạn. Tuy nhiên, nó cũng cần phải bắt nguồn từ sâu xa của nó, đưa nhân vật vào hiện trạng, và làm cho nhân vật hành xử như vậy. Thông qua các hành động, các nhân vật thể hiện cá tính riêng biệt hơn, đôi khi đột ngột, đôi khi liên tục, nhưng được nhấn mạnh hơn. Việc sử dụng những cử chỉ và thái độ bên ngoài của nhân vật để khám phá những thay đổi bên trong, đôi khi đột ngột và thú vị, chính là một cách viết truyện ngắn hay .

    Thường thường, nhân vật sẽ thể hiện tư tưởng của tác giả. Thông qua tính cách và hành động, các nhân vật thể hiện lối suy nghĩ, cách ứng xử, thái độ sống mà tác giả ca ngợi hay phê phán.

    Cái khó ở đây là làm sao để không biến các nhân vật thành bản đồ đạo đức. Các nhân vật phải tự nhiên, họ phải là những con người sống động. Bài học rút ra từ câu chuyện cũng phải cẩn thận và tự nhiên, như thể nó đến từ chính cuộc sống. Đừng bắt buộc phải xây dựng những ví dụ quá đầy đủ. Có thể dụng ý của tác giả là tốt, nhưng đọc thấy nhân vật và sự việc đều là giả, có cảm giác nghi ngờ, như vậy là truyện của bạn đã thất bại.

    Các nhân vật chính của bạn có thể lấy nguyên mẫu trong cuộc sống, là những người quen biết và bạn có một mức độ hiểu biết về họ mà từ đó bạn có thể xây dựng, không chỉ là đặc điểm bên ngoài, mà còn cả tâm lý bên trong, và bạn có thể dự đoán khi đặt họ vào những tình huống mà bạn tưởng tượng ra thì họ sẽ nói và hành động như thế nào. Cách này sẽ giúp các tác giả không cảm thấy bị hạn chế bởi những gì đã thấy và nghe không đủ để phát triển nhân vật hoặc phát triển theo những lối rập khuôn, không tự nhiên.

    Từ nguyên mẫu đến các nhân vật đều được tác giả sáng tạo lại. Đây là một điều rất quan trọng. Hình tượng nhân vật phải dần vươn lên một cuộc sống riêng, tiếp thu những nét chính của hiện thực đồng thời mang những màu sắc mới.

    Bước 8: Chỉa truyện thành các chương

    Bạn nên chia truyện thành các chương, với nhiều câu chuyện nhỏ khác nhau để thu hút người đọc với những tình huống ngược dòng, chuyển hướng tình huống khiến người đọc bất ngờ.

    Chia tác phẩm thành nhiều chương là một cách viết truyện ngắn hay và được nhiều người sử dụng. Đặc biệt là ở cuối mỗi chương nên nâng cao sự hồi hộp, buộc người đọc phải chuyển sang chương tiếp theo. Phần mở đầu của chương mới là sự đáp trả cho phần cao trào của chương trước. Cách viết truyện ngắn có bước chuyển như vậy sẽ rất thú vị, gây tò mò, khuyến khích độc giả đọc tác phẩm của bạn.

    Bước 9: Tạo tình huống xung đột

    Cách viết truyện ngắn hay là tạo ra được xung đột, trở ngại trong câu chuyện mà các nhân vật phải tìm cách giải quyết. Có thể là trở ngại trong tình yêu và công việc. Bạn có thể kết nối với cuộc sống hàng ngày của mình và tìm cách kết nối với thế giới bên ngoài cuộc sống thực để chiêm nghiệm, áp dụng vào viết truyện ngắn hay hơn.

    Nhưng cũng đừng nên quá ôm đồm nhiều xung đột, viết truyện ngắn chỉ nên tập trung xoay quanh xung đột gay gắt nhất mới được đánh giá cao. Vì vậy, nhân vật chính phải là người đối mặt với những vấn đề và khó khăn khắc nghiệt nhất định. Vì là truyện ngắn, bạn nên tạo xung đột cho nhân vật chính ở đầu câu chuyện, để sau đó diễn biến truyện sẽ tập trung hơn.

    Bước 10: Tạo ra cao trào

    Ngoài ra, truyện ngắn hay cần phải có cao trào trong câu chuyện. Khi mâu thuẫn, xung đột lên đến cao trào, diễn biến câu chuyện cũng được đẩy lên. Truyện ngắn gây ấn tượng mạnh với người đọc ở những giây phút bùng nổ, cao trào cảm xúc của các nhân vật. Khoảnh khắc đặc biệt này thường xảy ra ở nửa sau của câu chuyện hoặc gần cuối câu chuyện.

    Bước 11: Kết truyện

    Hãy kết thúc câu chuyện bằng cách giải quyết tốt những xung đột, mâu thuẫn ở phần trên. Tác giả nên cố gắng tạo ra một cái kết mà người đọc không ngờ tới, tạo được sự bất ngờ, ngạc nhiên; đừng chọn một kết thúc hiển nhiên với bất kỳ ai.

    Hầu hết người đọc đều mong muốn một kết thúc có hậu. Nếu kết thúc buồn, bạn cũng nên tìm cách kết thúc hợp lý nhất.

    [​IMG]

    Bước đệm

    Thường là khi sự chiêm nghiệm đạt đến độ chín, viết truyện sẽ thật mượt mà và dễ viết. Khi viết, bạn cảm thấy thú vị và đặt cảm xúc trong đó thì khi đọc những dòng truyện đó, người đọc cũng sẽ cảm động. Những suy nghĩ và cảm xúc nhận thức của bạn là kết quả của sự quan sát cuộc sống một cách nghiêm túc và có trách nhiệm. Cuộc sống thấm qua bao người, bao cảnh, bao điều mà bạn gặp, đó là bấy nhiêu câu chuyện. Vì vậy, hãy tiếp tục theo dõi và học hỏi để tìm kiếm một mặt mới trong những điều bình thường và quen thuộc nhất. Những điều được ghi lại (trên giấy và trong đầu), dù bạn chưa rõ có thể sử dụng chúng ở đâu và như thế nào, nhưng chúng đều có thể là những thông tin có giá trị. Đôi khi một vài dòng ngắn ngủi, đọc đi đọc lại và xâu chuỗi lại, chợt gợi cho bạn về một chủ đề, một cốt truyện và một nhân vật.

    Có nhiều điều được ghi chép từ rất lâu mà vẫn còn chưa đưa vào truyện, bạn cũng đừng cho rằng chúng vô dụng với bạn. Thực chất, những điều này vẫn có thể ảnh hưởng đến cách mà bạn suy nghĩ và cảm nhận mọi thứ, cũng như ảnh hưởng đến cách viết của bạn.

    Đừng quên "bước đệm" này trong suốt hành trình của bạn, nếu bạn muốn viết truyện ngắn hay.

    Nntc6761

     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này