Đang Trực Tuyến

391 người đang online trong đó bao gồm 4 thành viên, 343 khách và 44 robots
  1. Knutcilfess,
  2. Eusebioded,
  3. VascoAcepose,
  4. allxcrync

Mối tương quan giữa lý thuyết Dow và sóng Elliott

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi qt2501, 15 Tháng mười 2021.

  1. qt2501

    qt2501 New Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    3
    1.TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT DOW
    Lý thuyết Dow là một bộ lý thuyết về cách mà thị trường tài chính vận động theo thời gian. Có 6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow Theory, được Charles Dow đưa ra trong tập hợp các bài viết về chủ đề này từ năm 1900 – 1902.

    Dow tin rằng thị trường chứng khoán là thước đo đáng tin cậy về điều kiện thị trường tổng thể trong nền kinh tế, và bằng cách phân tích thị trường tổng thể này, nhà giao dịch có thể đánh giá chi tiết và xác định được hướng đi của xu hướng chính trong thị trường.
    2. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT
    Lý thuyết sóng Elliott là một bước tiến của lý thuyết Dow Theory trong phân tích kỹ thuật. Nó được áp dụng cho bất kỳ tài sản hay hàng hóa nào như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, vàng, dầu,…
    Lý thuyết sóng Elliott cho rằng giá trên thị trường liên tục di chuyển lên xuống theo một mô hình sóng được hình thành bởi tâm lý của các nhà giao dịch. Thị trường không ghi lại các sự kiện chính trị, kinh tế và xã hội mà là phản ứng của các nhà giao dịch trước những sự kiện này. Các mô hình sóng Elliott được cho là lặp lại; vậy nên các nhà giao dịch có thể dự đoán từ các dữ liệu trong quá khứ. Mỗi nhà giao dịch có thể có cách hiểu khác nhau về cấu trúc Sóng Elliott của thị trường tại một thời điểm nhất định.
    [​IMG]
    3. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA LÝ THUYẾT DOW VÀ SÓNG ELLIOTT
    Qua việc phân tích lý thuyết Dow và sóng Elliott bên trên; bạn có thể thấy rằng, dường như chúng được nghiên cứu một cách độc lập với nhau; mỗi phương pháp lại có các tính chất và đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trên thực tế, lý thuyết sóng Elliott về cơ bản là sự phát triển của lý thuyết Dow nhưng với mục tiêu định lượng và cụ thể hóa hơn các xu hướng tăng hay giảm được xác định bởi lý thuyết Dow.

    Mặc dù lý thuyết Dow chỉ hình thành nên những khái niệm vô cùng thô sơ, nhưng nó đã đưa ra một nền tảng rất lớn bằng cách quan sát hành vi giá thị trường không phải là ngẫu nhiên và gắn liền với tâm lý nhà đầu tư. Đây chính là nền tảng ý tưởng của lý thuyết sóng Elliott.

    Trên đây là những kiến thức cơ bản của 2 nền tảng lý thuyết lớn trong phân tích kỹ thuật. Bạn có thể tìm đọc bản full tại: https://tradafx.net/ly-thuyet-dow-va-song-elliott

    Chúc các bạn luôn giao dịch thành công


     
  2. qt2501

    qt2501 New Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    3
    Bên cạnh lý thuyết, nhận định thị trường cũng được cập nhật hàng ngày tại đây
     
  3. qt2501

    qt2501 New Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    3
    Những Indicators thường dùng với lý thuyết Dow | Bí kíp Forex
    • Chỉ báo kỹ thuật Fractal
    Đây là một trong những công cụ của Bill Williams dùng để phân tích xu hướng và thu lợi nhuận trên thị trường tài chính. Mỗi điểm Fractal giữ vai trò là một điểm tham chiếu vì nó có thể là cực đại hoặc cực tiểu. Do vậy, trong lý thuyết Dow, chỉ báo Fractal giúp xác định các mức đỉnh và đáy của nhà giao dịch được trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, chỉ báo này còn giúp phát hiện điểm đảo chiều và chúng được đánh dấu bằng các mũi tên.
    • Chỉ báo Heiken Ashi
    Chỉ báo Heiken Ashi được xem là một trong những indicators lý thuyết dow nhiều nhà giao dịch tin dùng. Chỉ báo này được phát triển bởi Munehisa Homma vào những năm 1700. Giống như nến Nhật thông thường, Heiken Ashi cũng có hình dạng tương tự bao gồm thân nến và 2 bóng nến; nhưng công thức của chúng có phần phức tạp hơn nhiều.
    Heiken Ashi được ứng dụng trong giao dịch để nhận diện xu hướng, cung cấp các tín hiệu mua/bán hay các tín hiệu đảo chiều. Việc nhận diện xu hướng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ vào đặc điểm của các cây nến hình thành nên xu hướng; điều mà mô hình nến Nhật không làm được.
    • Chỉ báo kỹ thuật Zig Zag
    Giữa lý thuyết Dow và Chỉ báo Zig Zag là hai chỉ số biểu thị xu hướng chính hàng đầu của thị trường giao dịch. Chỉ báo này được biết đến như một công cụ để phân tích xu hướng và thời gian hợp nhất. Nó cho phép nhà giao dịch tìm cơ hội trong việc xác định xu hướng hay dự đoán các phá vỡ trên thị trường.

    Cách thức hoạt động của chỉ báo này vô cùng đơn giản, nó loại bỏ nhiễu từ hành động giá và cho ra những cấu trúc sóng đơn giản, bao gồm đỉnh và đáy sóng. Đây cũng chính là yếu tố then chốt giúp trader nhìn thị trường một cách chính xác nhất.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này