Tiền ảo có phải là tiền kỹ thuật số không?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Quy Lee, 19 Tháng mười một 2022.

  1. Quy Lee

    Quy Lee Auto Bots

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    507
    Tiền ảo có được coi là tiền tệ không?

    Thế giới không ngừng phát triển, cùng với đó là sự bùng nổ của công nghệ. Trên cơ sở phát triển thương mại điện tử thì tiền điện tử ra đời.

    Theo Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) vào năm 2012 thuật ngữ tiền ảo được định nghĩa để phân loại tiền kỹ thuật số trong một môi trường không được kiểm soát.

    Tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số không được kiểm soát bởi nhà nước mà thường được kiểm soát và phát hành bởi nhà phát triển của nó, được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo cụ thể. Nó có giá trị như một phương tiện thanh toán, có thể chuyển nhượng, lưu trữ, giao dịch điện tử nhưng không được hoặc hạn chế đổi thành tiền pháp định và chỉ quy đổi trong phạm vi hạn hẹp của một cộng đồng. Được phát hành nội bộ trong các tổ chức, công ty và họ toàn quyền kiểm soát như tiền trong game, tiền khuyến mãi mua sắm..

    Tóm lại tiền ảo không được phát hành hay đảm bảo bởi ngân hàng trung ương hoặc cơ quan công quyền, không có tư các pháp lý, chỉ sử dụng trong một cộng đồng ảo cụ thể.

    [​IMG]

    Về tiền tệ, là loại tiền được luật pháp quy định, nhà nước phát hành với chức năng là phương tiện thanh toán phục vụ trao đổi hàng hóa của một quốc gia hay nền kinh tế. Dưới hình thức tiền giấy, kim loại (tiền pháp định).

    [​IMG]

    Tiền điện tử gồm hai hình thức là tiền điện tử pháp định được chính phủ phát hành để dễ dàng trao đổi trên Internet như VND trong ví Momo, Viettel Pay; tiền điện tử không pháp định gồm tiền ảo không được phát hành bởi chính phủ và tiền mã hóa, về mặt lý thuyết thì tiền mã hóa không chịu sự can thiệp hoặc thao túng của chính phủ như Bitcoin, Ethereum.. Vì tiền mã hóa không được kiểm soát nên chúng cũng được coi là tiền ảo. Tuy nhiên đồng tiền này đang tìm cách sử dụng ngày càng tăng để mua hàng hóa và dịch vụ.

    Trên thế giới các quốc gia chia làm 3 nhóm quan điểm:

    Nhóm trung hòa không đồng tình cũng không cấm đoán tiêu cực, chỉ đưa ra chính sách để truy thu thuế và các biện pháp nhằm giám sát, giảm thiểu khả năng buôn lậu hay rửa tiền thông qua tiền ảo. Nhóm này bao gồm các quốc gia đi đầu về công nghệ thông tin trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn quốc..

    Nhóm từ chối, mặc dù các quốc gia này không cấm hay coi là bất hợp pháp nhưng thái độ không mấy thiện cảm với loại tiền này như các quốc gia Nga, Trung Quốc, Ấn Độ..

    Nhóm cấm triệt để gồm 6 quốc gia: Bolivia, Ecuador, Bangladesh, Kyrgyzstan, Việt Nam. Lý do cấm dòng tiền này nhằm bảo hộ đồng tiền quốc gia.

    Tại Việt Nam, tiền ảo chưa được pháp luật công nhận là một loại tiền tệ, một loại tài sản được phép giao dịch. Cụ thể trên pháp luật Việt Nam, Ngân hành Nhà nước có văn bản cấm các tổ chức tín dụng không được sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

    Theo nghị định Chính phủ, Nghị định số 80/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11//2012 của chính phủ về thanh toán không sử dụng tiền mặt, quy định tiền ảo là phương tiện thanh toán không hợp pháp tại Việt Nam và việc phát hành, sử dụng tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán sẽ bị xử lý theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/10/2014 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

    Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn mở các sàn trung gian giao dịch tiền ảo chủ yếu nhằm vào mục đích đầu tư kiếm lợi nhuận một cách nhanh nhất hoặc dự trữ để bán kiếm lời.

    Bên cạnh đó tiền ảo cũng có những ưu điểm như:

    Thuận tiện trong giao dịch vì không phải qua bất kỳ một khâu hay mắt xích trung gian nào, sử dụng không giới hạn, không phụ thuộc vào không gian và thời gian khi lưu thông; An toàn, bảo mật danh tính; Không bị làm giả; chi phí giao dịch thấp; không gây ô nhiễm môi trường do giao dịch thông qua mạng internet, hệ thống máy tính sử lý dữ liệu nên chi phí điện năng thấp.

    Nhưng nhược điểm của nó là không phải cá nhân nào cũng thông thạo máy tính để giao dịch tiền ảo; tiền ảo chưa ăn sâu vào tiềm thức của chủ thể trong xã hội do việc trao đổi, giao dịch từ xưa đến nay luôn sử dụng tiền tệ, vàng, bạc, vật hữu hình. Xã hội chưa có kiến thức phổ biến về sử dụng tiền ảo nên dẫn đến tiền ảo không được ưa chuộng trong giao dịch; do thuộc tính ẩn danh khi giao dịch tiền ảo có nguy cơ bị lạm dụng, ăn cắp hoặc rửa tiền.

    Những tác động của tiền ảo gần đây cũng làm cho cộng đồng e dè và không mấy thiện cảm do sự biến động khủng khiếp của nó làm nhiều người mất trắng, rủi ro cao.

    Điều kiện để tiền ảo trở thành phương tiện thanh toán:

    Phải là tiền pháp định và có đầy đủ chức năng sự trữ, trao đổi, hạch toán, được ngân hàng Trung ương đảm bảo.

    Tiền ảo do ngân hành phát hành được đảm bảo bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Trung ương, còn tiền ảo do các tổ chức phi ngân hàng phát hành được đảm bảo bằng cơ chế ký quỹ tại hệ thống ngân hàng.

    Chỉ được lưu trữ trong các sản phẩm điện tử gồm phần cứng như thẻ chíp, điện thoại gắn chíp hoặc dữ liệu dựa trên phần mềm.

    Ở thời điểm hiện tại tiền ảo chưa được coi là tiền tệ vì hầu hết các nước trên thế giới chưa công nhận loại tiền này sử dụng để trao đổi giao dịch đa dạng như tiền tệ (tiền pháp định), không được pháp luật Nhà nước bảo vệ, rủi ro cao. Nhưng trong tương lai với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin thì loại tiền này cũng có thể trở thành tiền tệ. Điển hình như Tesla từng công bố cho khách hàng sử dụng Bitcoin để mua xe điện. Cuối năm ngoái, Elon Musk thông báo Tesla chấp nhận thanh toán bằng Dogecoin. Khi tuyên bố ý định mua Twitter, ông cũng đưa ra ý định dùng Dogecoin để thanh toán cho dịch vụ trả phí Twitter Blue. Đầu tháng 7, ông cho biết khách hàng có thể dùng tiền số này khi sử dụng hệ thống đường hầm Loop tại Las Vegas. Đó cũng có thể là một dự báo trong tương lai.

    Và biết đâu được trong tương lai tiền ảo có thể biến đổi để phù hợp hơn với lợi ích thế giới.

    Cáo lười
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này