Tiền ảo có phải là tiền không?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Quy Lee, 19 Tháng mười một 2022.

  1. Quy Lee

    Quy Lee Auto Bots

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    509
    Tiền ảo có được xem là tiền tệ hay không

    Tiền ảo không được sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan, tổ chức nào nên việc sử dụng tiền ảo luôn mang nhiều rủi ro cho người đầu tư. Với những tin tức được cập nhật thường xuyên trên thị trường thế giới và Việt Nam, ta thấy việc đầu tư tiền ảo là hết sức mạo hiểm. Cách lựa chọn sàn giao dịch uy tín để đầu tư tiền ảo luôn được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đội ngữ hỗ trợ sàn giao dịch luôn khắc phục và đổi mới để bảo vệ sự an toàn cho người sử dụng nhưng nhìn chung không mấy gì khả quan, khi có nhiều vụ hacker tấn công làm ảnh hưởng đến quyền lợi các nhà đầu tư. Mỗi sàn giao dịch đều mang những ưu điểm, khuyết điểm riêng nên việc đầu tư tiền ảo sẽ rất khó tránh khỏi việc rò rỉ thông tin của người sử dụng.

    Tiền ảo là gì?

    Tiền ảo (hay còn gọi là tiền điện tử) là loại tiền kỹ thuật số được dùng để lưu trữ, trao đổi và thực hiện giao dịch mua và bán giữa các nhà đầu tư. Khi thực hiện giao dịch mua và bán tiền ảo các nhà đầu tư mang tính ẩn danh nên dễ xảy ra tình trạng rò rỉ thông tin người sử dụng và hầu hết tội phạm đều lợi dụng điểm yếu đó để tấn công rửa tiền gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư.

    Tiền ảo có phải là tiền tệ hay không? Đó là câu hỏi ta thường thấy mọi người thắc mắc.

    Để trả lời câu hỏi: "Tiền ảo có phải là tiền tệ hay không?" mời mọi người đọc những quy định Việt Nam về tiền ảo để có thêm kiến thức nhé!


    [​IMG]

    Tại Việt Nam, thuật ngữ "tiền điện tử" đã được đề cập tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012. Xét về bản chất và đối chiếu với cách hiểu về tiền điện tử như trên, tiền điện tử tại Việt Nam đã được quy định tại một số văn bản quy phạm pháp luật, được thể hiện dưới các hình thức là ví điện tử, thẻ trả trước. Theo quy định tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ Ví điện tử là "dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo tỷ lệ 1: 1". Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 26/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 và Thông tư số 28/2019/TT-NHNN) quy định: "Thẻ trả trước là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ". Theo Cổng thông thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), số lượng các tổ chức không phải là ngân hàng được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đến tháng 11/2021 là 46 tổ chức; số lượng thẻ ngân hàng đến cuối Quý III/2021 là 121 triệu thẻ (bao gồm thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng nội địa, thẻ trả trước nội địa, thẻ nội địa khác, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ trả trước quốc tế và thẻ quốc tế khác) với số lượng và giá trị giao dịch thẻ trong Quý đạt gần 103 triệu giao dịch và 205 nghìn tỷ đồng, cho thấy hoạt động của dịch vụ trung gian thanh toán (trong đó có dịch vụ ví điện tử) và thẻ ngân hàng (trong đó có thẻ trả trước) tại Việt Nam đã phát triển đáng kể.

    Cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa tiền điện tử và các loại tiền mã hóa (tiền ảo - virtual currency, tiền mã hóa - crypto-currency, đồng tiền ổn định - stablecoin). Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) định nghĩa: "Đồng tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số không chịu sự quản lý, được phát hành bởi những người phát triển phần mềm (developers) thường đồng thời là người kiểm soát hệ thống; được sử dụng và chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định". Có thể thấy, tiền ảo có tính ẩn danh, hoạt động phân tán, không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào và không được công nhận là phương tiện thanh toán tại nhiều quốc gia. Vừa qua, khi một nước Nam Mỹ có động thái cho phép người dân sử dụng Bitcoin (một loại tiền mã hóa) trong thanh toán thì Ban điều hành IMF ngay lập tức có khuyến cáo quốc gia này nên thay đổi chính sách và ngừng sử dụng Bitcoin như một đồng tiền hợp pháp bởi tiềm ẩn những rủi ro đối với sự toàn vẹn và ổn định tài chính. Tại Việt Nam, NHNN cũng đã nhiều lần khẳng định quan điểm, việc phát hành, cung ứng, sử dụng các loại tiền ảo, tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam. Việc sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác), tùy theo mức độ, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ (đã sửa đổi, bổ sung) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung).

    Việc không xác định rõ bản chất, hình thức thể hiện, đối tượng cung ứng tiền điện tử và tiền ảo/tiền mã hóa khiến người sử dụng có thể nhầm lẫn giữa các loại phương tiện thanh toán hợp pháp hay bất hợp pháp, một số đối tượng có thể lợi dụng lỗ hổng này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nhằm trục lợi, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Tại Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 phê duyệt "Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo", Thủ tướng Chính phủ đã giao NHNN làm đầu mối rà soát các văn bản pháp lý hiện hành để bổ sung quy định về tiền điện tử. Tuy vậy, việc có một khung pháp lý toàn diện để bảo vệ người tiêu dùng tiền điện tử và đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các người chơi trên thị trường luôn là thách thức bởi vì các chính sách này cần được ban hành trên cơ sở làm thế nào để bảo vệ khách hàng tốt nhất trước những rủi ro, tổn thất của dịch vụ này.


    [​IMG]

    Với những thông tin, quy định trên ta có thể trả lời cho câu hỏi: "Tiền ảo có được xem là tiền tệ không?" Tiền ảo không được xem là tiền tệ. Pháp luật chưa công nhận tiền ảo là tài sản và việc thực hiện giao dịch mua và bán tiền ảo là quyền tự do của mỗi người nhưng phải đảm bảo đúng theo quy định của nhà nước. Quy định chung của pháp luật là phòng chống rửa tiền, tội phạm tấn công làm ảnh hưởng đến người đầu tư. Từ đó, ta thấy việc đầu tư tiền ảo rất dễ bị tấn công bởi hacker. Ở các nước trên thế giới cũng không tán thành việc đầu tư tiền ảo vì những mối đe dọa, nguy hiểm luôn rình rập có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người sử dụng.

    Điển hình tại Trung Quốc không cho phép người dân lưu trữ tiền ảo và thực hiện giao dịch mua và bán tiền ảo. Thái Lan cũng ngăn chặn việc giao dịch mua và bán tiền điện tử. Việt Nam thì không ủng hộ, khuyến khích người dân sử dụng tiền điện tử làm phương tiện thanh toán, bởi những rủi ro khó lường trước được từ giao dịch mua và bán tiền ảo.

    Mỗi người cần nâng cao ý thức, sự hiểu biết về tiền ảo để nhận thức đúng đắn hơn về ưu điểm cũng như nhược điểm của sàn giao dịch mua và bán tiền ảo. Với những kiến thức, sự hiểu biết sâu rộng về tiền ảo sẽ giúp ích cho mỗi người trong việc đầu tư giao dịch mua và bán tiền điện tử. Khi đầu tư mỗi người cần phải đối mặt với nhiều thách thức, nên hãy tỉnh táo lựa chọn cho mình loại hình đầu tư cho phù hợp để mang lại chất lượng, hiệu quả cao từ việc đầu tư. Việc thực hiện giao dịch tiền ảo giữa các nhà đầu tư không qua bất kì trung gian nào, cũng như không có tổ chức, cơ quan nào chịu trách nhiệm về sự đầu tư thực hiện giao dịch mua và bán tiền điện tử của mỗi người. Nhà nước đưa ra những quy định phòng chống tội phạm để hạn chế rủi ro làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những quy định của pháp luật chưa rõ ràng, cụ thể vì tiền ảo chưa phải là tiền tệ nên những quy định trên chỉ là quy định chung để mọi người đọc có thêm thông tin, nắm rõ, thực hiện và tuân thủ đúng những quy định trên.

    Mọi người hãy thường xuyên cập nhật thêm những thông tin về tiền ảo để từ đó có cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn về các sàn giao dịch. Ta không nên có cái nhìn phiến diện, một chiều khi đánh giá những điểm vượt trội, tốt đẹp của sàn giao dịch mà quên mất những nhược điểm của từng sàn giao dịch. Loại hình đầu tư nào cũng vậy, nhất là đối với tiền ảo không được chấp nhận ở nhiều quốc gia, vì nó mang lại nhiều rủi ro, thiệt hại cho các nhà đầu tư tiền ảo khi không có cơ quan, tổ chức, pháp lý nào đứng ra bảo đảm thì ta cần phải hết sức cân nhắc nếu như có ý định đầu tư thực hiện giao dịch mua và bán về tiền ảo.

    Các sàn giao dịch tiền ảo luôn không ngừng đổi mới, cải thiện, nâng cao thêm những tính năng hữu ích, nhưng xem ra việc bảo mật thông tin vẫn luôn là vấn đề nan giải cho người sử dụng. Khi bạn tham gia vào sàn giao dịch, nhưng không được đảm bảo quyền lợi sử dụng sẽ mang nhiều sự trăn trở, lo lắng khi có thể bất cứ lúc nào hacker cũng có thể tấn công. Những biện pháp ngăn chặn hacker đều không hiệu quả khi mọi giao dịch đều sử dụng thông qua đường truyền mạng internet nên đó là điểm yếu để hacker lợi dụng và gây ảnh hưởng đến quyền lợi người sử dụng. Có rất nhiều đầu tư đã bị mất trắng khi bị hacker tấn công. Hệ lụy của việc đầu tư nhưng chưa có cơ quan, tổ chức nào bảo đảm, cũng như mỗi người chưa có kiến thức vững vàng mà lại dám liều lĩnh, mạo hiểm đầu tư về lĩnh vực tiền ảo, nên mới nhận lấy nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Hy vọng với những thông tin quy định bổ ích trên, mọi người sẽ có cái nhìn thấu đáo, khách quan hơn về tiền ảo.

    Ngọc Xuân
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này