Đang Trực Tuyến

184 người đang online trong đó bao gồm 3 thành viên, 146 khách và 35 robots
  1. ShirleyAmbus,
  2. StuartAbelm,
  3. KennethNib

Giá trị của Bitcoin nằm ở đâu?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Admin, 9 Tháng mười hai 2020.

  1. Admin

    Admin Administrator

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    53
    Giá trị của Bitcoin ngày hôm nay

    Bitcoin là một loại đồng tiền ảo nhưng có giá trị lớn gấp nhiều lần những đồng tiền giá trị trên thế giới hiện nay như USD, EUR. Hiện nay, các tổ chức, cá nhân đang đầu tư vào Bitcoin rất nhiều như là một hình thức sinh lời lớn.

    Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: Không có một ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet. Sự cung ứng Bitcoin là tự động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin được cấp tới các máy tính "đào" Bitcoin để trả công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán trong mạng ngang hàng - được gọi là blockchain. Cuốn sổ cái này sử dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi.

    Xem giá bitcoin hiện tại: Remitano

    [​IMG]

    Bitcoin hoạt động như thế nào?

    Do Bitcoin hoạt động dựa theo những thuật toán mật mã cao cấp và Bitcoin Protocol (nền tảng) có mã nguồn mở (open source). Đối tượng hiểu biết về lập trình đều có khả năng kiểm tra được mã nguồn này. Tuy nhiên họ không thể thay đổi được nó. Nếu có bất kỳ thay đổi nào, các lập trình viên sẽ phải theo ý kiến số đông người dùng rồi mới được triển khai thực hiện.

    Việc Bitcoin tăng hay giảm đột biến khó có thể giải thích chính xác được nguyên nhân. Anh Đống Văn, một người nghiên cứu thị trường Bitcoin tại Việt Nam đưa ra hai sự kiện nhằm lý giải cho việc tăng giá này.

    Ngày 1/4/2017, một đạo luật được ban hành ở Nhật công nhận Bitcoin là một phương thức thanh toán chính thức.

    Ngày 12/5/2017, đợt virus WannaCry đầu tiên tấn công toàn thế giới, và Bitcoin là đồng tiền được các tin tặc yêu cầu thanh toán để mở khoá. Nó vô tình được nhắc đến rộng rãi.

    Giá trị tiền ảo Bitcoin thậm chí cao hơn nhiều công ty nổi tiếng

    Sự tăng giá đầy bất ngờ của đồng tiền ảo Bitcoin khiến nhiều người bỗng chốc trở thành triệu phú đô la. Điển hình như trường hợp của Erik Finman (Mỹ), người đã đầu tư vào Bitcoin khi nó chỉ có giá 12 USD từ khi còn là một cậu học sinh trung học. Khi Bitcoin chạm mốc 2.700 USD vào đầu năm nay, Finman đã trở thành triệu phú với khối tài sản 1,09 triệu USD ở tuổi 18 nhờ sở hữu 403 Bitcoin.

    Đồng Bitcoin vẫn luôn nhận được sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và càng ngày, những cá nhân, tổ chức đều đổ xô đầu cơ, đào Bitcoin sinh lời. Không chỉ thế, những công ty tài chính lớn trên thế giới, ngân hàng Goldman Sach cũng đặc biệt quan tâm đến Bitcoin như là một loại tiền tệ hiện đại có uy tin. Vì vậy, mặc dù có sự sụt giảm sau khi chia tách thành Bitcoin và Bitcoin Cash nhưng đồng Bitcoin vẫn tăng giá trị một cách chóng mặt.

    Bitcoin là loại tiền mã hoá điển hình nhất, ra đời đầu tiên, và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử. Các doanh nghiệp có xu hướng muốn thanh toán bằng Bitcoin để giảm thiểu chi phí. Đến tháng 8 năm 2017, lượng tiền cơ sở của Bitcoin được định giá hơn 71 tỷ đô la Mỹ - là loại tiền mã hóa có giá trị thị trường lớn nhất. Sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới là sàn Binance

    Tại sao bitcoin lại có giá trị? Giá trị đích thực của Bitcoin là gì?

    Tính đến nay có 11 triệu Bitcoin đang lưu hành trên thế giới. Dự đoán đến năm 2140, tổng số tiền Bitcoin có thể đạt mức tối đa 21 triệu. Số lượng là vậy thế nhưng giá trị đích thực của Bitcoin là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bởi có nhiều người thường lầm tưởng giá trị Bitcoin chính là số tiền được quy ra fiat currencies (USD, Euro, Yen, Pounds, VN đồng…). Tuy nhiên giá trị thực sự của Bitcoin chẳng phải thể hiện qua mức giá. Nó nằm ở sự hữu dụng, tiện lợi. Nó còn nằm cả ở những nơi mà khi bạn muốn vào bạn cần phải có đồng Bitcoin. Không một tổ chức nào có thể can thiệp và kiểm soát. Vì vậy mà giá trị thực còn cần thể hiện qua việc bảo mật trong mua bán và thanh toán.

    Do tiền tệ cần đảm nhiệm đầy đủ 3 chức năng quan trọng: thanh toán, kế toán và lưu trữ giá trị. Thế nhưng cho đến nay Bitcoin vẫn chưa thể trở thành tiền tệ thực sự. Bởi vì chức năng phương tiện thanh toán dễ dàng chưa đảm bảo.

    Nhiều người lầm tưởng rằng giá trị của Bitcoin được tính bằng số tiền bạn có thể đổi ra được từ nó, hay nói cách khác là giá một bitcoin quy ra fiat currencies (USD, Yen, Pounds, Euro, VN Đồng…) Thật sự thì đó không phải là giá trị đích thực của Bitcoin, nó chỉ là một mức giá, một hệ quả có được từ quy luật cung cầu. Vậy thì giá trị THẬT SỰ của Bitcoin nằm ở đâu? Xin trả lời, giá trị thật sự của nó nằm ở cái mạng lưới, cái network, nơi mà khi bạn muốn tham gia vào thì bạn phải có những đồng xu bitcoins. Tưởng tượng những đồng xu này giống như cổ phiếu của một công ty start-up (chỉ có điều là ở đây không có công ty nào), khi càng nhiều người muốn mua cổ phiếu đó thì tất nhiên giá cổ phiếu phải tăng. Giá trị của nó nằm trong sự hữu dụng, tiện lợi, an toàn, bảo mật trong việc thanh toán, mua bán. Không một nhà bank, nhà nước, công ty nào can thiệp, một ý tưởng thiên tài đã trở thành sự thật lần đầu tiên trong lịch sử loài người.

    Anonymity – Bitcoin cho bạn sự riêng tư

    Người dùng Bitcoin không cần phải đăng ký tài khoản, không cần nhà bank, không cần thẻ tín dụng, không cần email, không cần phải có user-name hay passwords, không cần biết tên tuổi, địa chỉ, giới tính, quốc tịch, màu da, đẳng cấp, tầng lớp, trình độ… để nhận hay gửi bitcoins. Số bitcoins bạn có được chỉ đơn giản nằm trong một hay nhiều địa chỉ mà bạn có. Và số bitcoins đó thuộc về người nào đang giữ cái private key (nằm trong file wallet.dat), và chỉ khi có được cái private key đó thì mới có thể gửi bitcoin được, vì nếu không có private key thì sẽ không “ký tên” (sign) được. Khi bạn gửi bitcoins cho một người thì họ chỉ biết được số bitcoin đó là từ bạn gửi, nhưng không thể biết được ai là người đã sở hữu số bitcoins đó trước bạn.

    Người ta có thể biết được số bitcoin đang có trong một địa chỉ chứ không thể biết được đích danh AI đang sở hữu địa chỉ đó. Vì thế nên ví dụ như bạn có 1 tỷ tiền bitcoins, bạn sẽ không gôm hết vào một địa chỉ duy nhất, mà phải chia ra làm nhiều địa chỉ khác nhau. Vì số tiền càng lớn thì sẽ càng bị mạng lưới chú ý theo dõi, và sự thật là như vậy.

    Từ “tiền ảo” trên báo chí thực ra được cố tình dịch sai từ từ cryptocurrency, tiền mã hoá. Khi thị trường crypto nhuộm sắc đỏ của đợt xuống giá sâu, hàng loạt bài viết phản bác tiền mã hoá lại xuất hiện làm tăng thêm cảm giác sợ hãi của những người đầu tư. Một trong những câu hỏi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là: Tiền mã hoá có thực sự có giá trị không? Rất nhiều câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Nhiều người cho rằng tiền mã hoá không có giá trị hoặc không có khả năng tăng giá trị. Giá trị của tiền số nằm ở chính cộng đồng sử dụng nó để tích lũy và giao dịch. Một loại tiền mã hoá được tạo ra nhằm phục vụ các giao dịch trong một hệ sinh thái, ví dụ như hệ sinh thái Ethereum. Hãy hình dung một hệ sinh thái sử dụng tiền mã hoá giống như một khu vui chơi chỉ cho phép sử dụng tiền riêng (tiền A).

    Nhu cầu sử dụng tiền mã hoá của mỗi hệ sinh thái phụ thuộc vào bốn yếu tố:

    1. Số thành viên tham gia vào hệ sinh thái: Số người đến khu vui chơi mua vé tham gia các trò chơi trong đó bằng tiền A;

    2. Số lượng dịch vụ trong hệ sinh thái: Khu vui chơi có càng nhiều trò chơi thì nhu cầu sử dụng tiền A càng tăng; Và các nền tảng như Ethereum luôn mở cho các đối tác tạo các dịch vụ gia tăng trên đó giống như khu vui chơi cho phép đối tác bên ngoài vào tổ chức trò chơi ở trong.

    3. Số người đầu cơ: Những người nhận thấy nhu cầu tiền mã hoá của một hệ sinh thái tăng dần sẽ mua để nắm giữ chờ tăng giá thì bán ra. Giống như phe vé bóng đá ngày trước mua vé chờ sát trận nhu cầu tăng vọt thì bán ra. Khu vui chơi thì ít có nhóm này vì lượng vé không bị giới hạn.

    4. Số người bán bên ngoài chấp nhận tiền mã hoá: Một số người bán nhận thấy tính thanh khoản của tiền mã hoá và giá trị tăng dần của nó nên đã chấp nhận khách hàng thanh toán các hàng hoá dịch vụ của mình bằng loại tiền này: Nhà hàng bên cạnh khu vui chơi có thể chấp nhận khách hàng thanh toán bằng tiền A.

    Cùng với sự phổ biến của tiền mã hoá, cả bốn yếu tố trên đều tăng dần khiến lượng cầu tăng vọt trong khi đó lượng cung tiền số lại tăng khá chậm thông qua dịch vụ mã hoá giao dịch (đào coin)và tổng lượng tiền mã hoá dùng cho một hệ sinh thái luôn là số hữu hạn được xác định từ đầu. Đa số tiền mã hoá tăng giá nhanh hơn dự đoán của những người sáng lập ra nó. Và phải thừa nhận có đóng góp lớn của các nhà đầu tư cá mập cá voi.

    Mình cho rằng sau này tiền mã hoá sẽ phổ biến như thẻ tín dụng bây giờ nên tất cả mọi người (không chỉ là nhà đầu tư tiền mã hoá) cần trang bị cho mình kiến thức về loại tiền này.

    Thị trường crypto mới mở, có nhiều thật giả lẫn lộn. Có những cái giả được make up như thật, ngược lại có những cái thật nhiều lúc lại tự làm mình như giả để làm giá. Sáng nay mình được nghe câu chuyện về một nhà đầu cơ kiếm được triệu đô trong vài ngày nhờ biết xác định được đúng giá trị của Bitconnect, đồng coin đang bị mọi người coi là lừa đảo. Câu chuyện làm mình nhớ đến câu châm ngôn nổi tiếng nhất của Warrent Buffet:

    Hãy biết sợ khi người khác đang tham lam và tham lam khi mọi người đang sợ hãi.

    Sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới:

    Binance.com
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này