Đang Trực Tuyến

792 người đang online trong đó bao gồm 3 thành viên, 762 khách và 27 robots
  1. Ashtoneveftonge,
  2. Lewiserect,
  3. Hjaltenut

Các quốc gia cho phép sử dụng tiền điện tử

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Admin, 16 Tháng một 2024.

  1. Admin

    Admin Administrator

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    53

    Các quốc gia cho phép sử dụng tiền điện tử


    [BOOK]Tiền điện tử là một trong những từ khóa chưa bao giờ hết hot trong những năm gần đây. Vậy nếu như bạn cũng đang có hứng thú với tiền điện tử và các địa phương cho phép sử dụng tiền điện tử, bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi ấy. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

    Tiền điện tử là gì?


    Tiền điện tử là tiền đã được số hóa ở dạng bit và được sử dụng trong các môi trường điện tử, thông qua các thanh toán điện tử nhờ mạng máy tính và các phương tiện điện tử trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành.

    Tiền điện tử được phân thành tiền ảo và tiền mã hóa.

    Tiền mã hóa là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế như một đối tượng trung gian trao đổi, sử dụng mật mã để bảo mật và kiểm soát tài sản. Tiền điện tử sẽ được lưu trữ tại ví điện tử chuyên dụng hoặc các ứng dụng di động thông qua các mạng chuyên dụng và an toàn.

    [​IMG]

    Tiền ảo không được quản lí bởi Chính phủ hay các tổ chức nhà nước mà thường được các doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân sáng lập như một dạng cổ phiếu đầu tư hay trao đổi dịch vụ. Tiền ảorất khó bị làm giả và thường hoạt động dựa trên nền tảng blockchain với hàng ngàn loại tiền ảo với các chức năng và thông số kĩ thuật khác nhau. Tiền ảo đầu tiên và được biết tới nhiều nhất hiện nay là Bitcoin, ngoài ra còn có các loại tiền khác như Ethereum, Memecoin..

    Ưu điểm của tiền điện tử.


    Sở hữu tiền điện tử thì bạn sẽ có được những lợi ích gì nhỉ? Hãy cùng mình tìm hiểu!

    1. Tính linh hoạt và tiện lợi

    Việc sử dụng tiền điện tử giúp cho việc thanh toán của bạn được thuận lợi và dễ dàng hơn. Sự xuất hiện của mạng máy tính là một phần quan trọng để tiền điện được như ngày hôm nay. Chỉ cần một chiếc điện thoại, máy tính, ipad.. có kết nối mạng, người dùng có thể thực hiện giao dịch của mình mọi lúc mọi nơi. Điều đặc biệt, các chương trình, dự án liên quan đến tiền điện tử thường rất ít khi giới hạn hạn mức giao dịch hay số lượt giao dịch của thành viên, người dùng có thể hoàn toàn chủ động trong vấn đề này.

    2. Ghi chép lịch sử

    Một trong những vấn đề lớn nhất khi sử dụng bất kì loại tiền nào chính là tính minh bạch trong giao dịch. Nếu như với các giao dịch trực tiếp, bạn khó có thể nhớ được số tiền mình bỏ ra trong ngày thì với sự giúp đỡ của các ứng dụng trực tuyến, bạn có thể dễ dàng kiểm tra số dư tài khoản cũng như các hoạt động thanh toán, giao dịch của mình.

    3. Tăng cường bảo mật

    Khi đã được chuyển thành tiền điện tử, mỗi đồng đề sẽ có một cơ chế bảo mật riêng, chính vì thế bạn hoàn toàn không cần quan ngại về các vấn đề như thất thoát tài sản, đặc biệt là trong các ngân hàng điện tử lớn.

    Nhược điểm của tiền điện tử.


    Khi phát hành và đưa một tiền điện tử lên niêm yết, các nhà phát hành và bản thân người dùng cũng có những mối lo ngại đáng để quan tâm.

    1. Lừa đảo trực tuyến

    Một trong những vấn đề lớn nhất đó chính là lừa đảo trực tuyến. Có rất nhiều người bị rò rỉ thông tin đã trở thành đối tượng cho các tổ chức gọi điện thoại tới để môi giới đầu tư với số tiền không thể nói là nhỏ. Ở chiêu trò này, các đối tượng sẽ tiếp cận con mồi thông qua các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram để làm quen và dụ dỗ. Các đối tượng lừa đảo sẽ dụ con mồi mua một đồng tiền ảo nào đó với những ưu đãi khủng, một vài phần quà trước mắt để lợi dụng lòng tham khiến con mồi dồn nhiều tiền hơn cho những hoạt động ấy. Cuối cùng là ôm tiền bỏ trốn không dấu vết.

    [​IMG]

    Hình thức lừa đảo này đã được rất nhiều cơ quan báo chí đưa tin nhưng độ cảnh giác của người dân vẫn chưa cao. Bạn hãy tự ý thức để bảo vệ mình nhé!

    2. Vấn đề pháp lý

    Hầu hết tại các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, tiền ảo chưa được coi là một phương thức thanh toán hợp pháp. Rất nhiều vụ lùm xùm liên quan đến rao bán, sử dụng tiền ảo để giao dịch, trao đổi vật phẩm đã được đưa tin và các cơ quan có thẩm quyền đã đứng ra làm rõ vấn đề này!

    Bạn cần tìm hiểu thật kĩ những vấn đề liên quan đến pháp lý tại quốc gia bạn sống trước khi tham gia đầu tư, lưu trữ và sử dụng tiền ảo nhé!

    3. Biến động liên tục

    Như đã biết, tiền ảo là do một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp đứng ra sáng lập, chính vì thế nên giá trí của những loại tiền này sẽ phụ thuộc phần nhiều vào giá trị của doanh nghiệp. Cũng giống như cổ phiếu, giá trị của doanh nghiệp tăng thì giá của tiền ảo trên thị trường cũng tăng. Tuy nhiên, đã gọi là thị trường thì sẽ luôn có những giai đoạn biến động do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chính vì thế nên trước những "dấu hiệu", những nhà đầu tư và sử dụng tiền ảo nên có cái nhìn và sự trù bị cho tương lai xa để bảo vệ tài sản của mình.

    Tiềm năng phát triển sẽ luôn đi kèm với những nguy cơ, nếu bạn biết nắm bắt cơ hội, có thể sự biến động trên thị trường sẽ trở thành con cờ để bạn trở thành một người giàu có trong tương lai.

    Các quốc gia cho phép sử dụng tiền điện tử.


    Hiện nay, vấn đề liên quan đến tiền điện tử đã và đang được nhiều quốc gia ưu tiên xem xét và quyết định phê duyệt. Hãy cùng mình điểm qua một vài đất nước cho phép sử dụng tiền điện tử một cách hợp pháp nhé!

    Mauritius

    Quốc gia tại Ấn Độ Dương này đã ban hành Đạo luật Dịch vụ Tài chính năm 2007 theo đó công nhận tiền điện tử như một tài sản kỹ thuật số. Tuy chúng không được đảm bảo sẽ có khoản bồi thường hợp pháp nào khi có bất trắc xảy ra trong quá trình giao dịch, sử dụng nhưng nó vẫn là hợp pháp và thu hút được tương đối nhiều người dân tham gia vào loại hình này.

    Zimbabwe

    Là một quốc gia nhỏ tại Nam Phi, Zimbabwe cũng nhiều lần phân tích và lo sợ về những vấn đề mà bitcoin cũng như các loại tiền điện tử khác mang lại cho đất nước. Zimbabwe đã từng cấm không cho người dân tham gia bất kì loại hình hoạt động nào của tiền điện tử nhưng đến ngày 5 tháng 4 năm 2017, một nền tảng Blockchain Liên Phi tên BitMari đã được cấp phép và thông qua Agribank để hoạt động tại quốc gia này. Như vậy, với sự có mặt của cơ quan có thẩm quyền cấp phép, Zimbabwe chính thức trở thành một trong những quốc gia cho phép sử dụng tiền điện tử và tiền điện tử có cơ sở pháp lý để giao dịch và đầu tư.

    Hoa Kỳ

    Là một trong những quốc gia đi đầu ở mọi lĩnh vực, Hoa Kỳ cũng dành nguồn vốn tương đối lớn cho việc khai thác những mặt lợi mà bitcoin và tiền điện tử mang lại.

    [​IMG]

    Ngay từ năm 2013, Bộ tài chính Hoa Kỳ đã công nhận bitcoin như một loại tiền ảo phi tập trung có thể chuyển đổi, phân loại bitcoin là một loại hàng hóa và bị đánh thuế như một tài sản.

    Tiếp đó vào năm 2018, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã đề cập đến bitcoin về việc thay đổi định nghĩa về tiền mà vào 2 năm trước đó, tức 2016, một thẩm phán liên bang đã phán quyết rằng "Bitcoin là tiền theo nghĩa đơn giản của thuật ngữ đó"

    Tại Hoa Kỳ, nếu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền tệ bao gồm sàn giao dịch tiền điện tử, máy chuyển tiền và các dịch vụ trung gian sẽ phải đăng kí với FinCEN Hoa Kỳ, thiết kế và thực thi một chương trình chống rửa tiền và lưu trữ thông tin để báo cao thường niên cho các cơ quan chức năng.

    Gần đây nhất, dưới thời tổng thống Joe Biden, Hoa Kỳ đã công bố một khuôn khổ thắt chặt các điều luật về tiền điện tử, trao quyền cho các cơ quan như Ủy ban Chứng khoán và giao dịch (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa tương lai (CFTC) thực hiện quản lí thị trường và điều tra các hoạt động đáng ngờ liên quan đến trốn thuế và rửa tiền thực hiện bằng tiền điện tử.

    Có thể thấy, các bộ luật tại Hoa Kỳ liên quan đến tiền điện tử qua các năm chưa thực sự minh bạch và thống nhất, tuy tiền điện tử chiếm một thị phần khá rộng trong thị trường Mỹ nhưng đồng thời nó vẫn luôn tồn đọng những nguy cơ pháp lý đáng xem xét.

    Trung Quốc

    Là quốc gia khởi đầu cho lĩnh vực tiền điện tử, thế nhưng đến tháng 9 năm 2021, tiền điện tử lại bị cấm hoàn toàn tại đất nước nay: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cấm các sàn giao dịch điện tử hoạt động trong nước và tuyên bố rằng họ sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tài chính công mà không cần sự chấp thuận.

    Đến tháng 8 năm 2022, Trung Quốc tiếp tục nỗ lực phát triển đồng nhân dân tệ kĩ thuật số (e-CNY) bằng cách triển khai vòng tiếp theo của chương trình thử nghiệm thí điểm tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC)

    Cũng gần giống với Việt Nam, tiền điện tử chưa hẳn là hợp pháp tại đất nước tỉ dân nhưng những vấn đề liên quan đến tiền điện tử đã được nới lỏng và tạo nhiều điều kiện phát triển hơn rất nhiều.

    Nhật Bản

    Quốc gia Đông Á này là một trong những quốc gia có số lượng người sử dụng và sở hữu nhiều tiền điện tử nhất năm 2023. Vào năm 2020, Nhật Bản đã thành lập Hiệp hội trao đổi tiền ảo Nhật Bản (JVCEA) với thành viên là đại diện của tất cả các sàn giao dịch điện tử tại đất nước này, theo đó, Nhật Bản coi tiền điện tử là tài sản hợp pháp theo Đạo luật dịch vụ thanh toán (PSA) và đánh thuế tương đương với các nhà đầu tư.

    Các hoạt động tội phạm liên quan đến trốn thuế và rửa tiền bằng tiền điện tử cũng dấy lên những hồi chuông báo động và vào tháng 9 năm 2022, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ đưa ra các quy tắc chuyển tiền bắt buộc để ngăn chặn các hành vi phạm pháp và thu thập thông tin khách hàng có nhiều hoạt động đáng ngờ, từ đó điều tra và làm rõ mọi giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro.

    Nga

    Kể từ cuối năm 2016, bitcoin "không phải là bất hợp pháp" tại Nga nhưng theo điều 27 của Luật Liên Bang, việc phát hành đại diện tiền tệ ở Liên bang Nga vẫn bị cấm và Ngân hàng trung ương Nga tuyên bố rằng "Tiền điện tử không được đảm bảo hoặc cung cấp bởi Ngân hàng trung ương Nga" Điều này nói lên rằng tại Nga, việc áp dụng tiền điện tử như một hình thức thanh toán trong thời gian đó vẫn còn nhiều bất cập và trong một vài năm gần đây, nhiều đạo luật mới đã được sửa đổi và thông qua để thích ứng với thị trường trong và ngoài liên bang Nga.

    Tuy nhiên, trong dự luật mới đây, bitcoin đã được phân loại là tài sản và không được coi là đấu thầu hợp pháp. Việc trao đổi tiền điện tử để lấy rúp và tiền ngoại tệ là hợp pháp nhưng bắt buộc cần được thông qua bởi các nhà khai thác được cấp phép trước đó.

    Ấn Độ

    Cũng từng có một vài thời điểm, quốc gia này đã thông cáo nhiều chính sách nghiêm cấm hoàn toàn các hoạt động liên quan đến tiền điện tử, tiêu biểu như đầu năm 2018, Ngân hàng trung ương Ấn Độ, Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) đã công bố lệnh cấm bán hoặc mua tiền điện tử đối với các thực thể do RBI quyđịnh.

    [​IMG]

    Tuy nhiên đến năm 2019, Hiệp hội Internet và Di động của Ấn Độ đã đệ trình lên Tòa án tối cao Ấn Độ để tìm kiếm giải pháp mới cho tiền điện tử và tháng 3 năm 2020, Tòa án tối cao Ấn Độ đã thông qua phán quyết, thu hồi lệnh cấm của RBI đối với giao dịch tiền điện tử, mở ra một trang mới cho lĩnh vực này tại đất nước Ấn Độ.

    Luật về tiền điện tử tại Việt Nam

    .

    Tại Việt Nam, tiền điện tử kĩ thuật số không được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp và việc phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạ hành chính từ 150 đến 200 triệu đồng, thậm chí sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 206 bộ luật hình sự năm 2015.

    Tuy nhiên, đến năm 2021, nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) đã trở thành một trong những mục tiêu của Chiến lược phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

    Như vậy, tiền điện tử tại Việt Nam cũng có một vài khởi sắc ở thời điểm hiện tại, hứa hẹn một tương lai tươi sáng hơn cho các nhà đầu tư tiền điện tử trong tương lai.

    Kết


    Bài viết đã cung cấp thông tin về tiền điện tử và các quốc gia sử dụng tiền điện tử. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập, làm việc và đầu tư.

    Chúc các bạn thuận lợi và đạt nhiều thành công.
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này