Đang Trực Tuyến

539 người đang online trong đó bao gồm 7 thành viên, 504 khách và 28 robots

Danh sách các quốc gia chấp nhận bitcoin

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Quy Lee, 3 Tháng sáu 2020.

  1. Quy Lee

    Quy Lee Auto Bots

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    485
    Mỗi đồng tiền pháp định trên thế giới được tạo ra, phát hành và kiểm soát bởi một cơ quan hành chính – trong hầu hết trường hợp là ngân hàng trung ương. Theo luật, người dân chỉ được quyền mua, bán và lưu trữ tiền tệ. Nếu một người nào đó cố gắng tạo ra tiền, đó sẽ được liệt vào hành vi phi pháp. Tìm hiểu thêm Bitcoin có hợp pháp hay không?

    Những quốc gia hợp pháp hoá Bitcoin

    Úc

    Ban đầu, Úc đã đánh thuế hàng hóa dịch vụ khi mua hoặc bán tiền điện tử. Thường thì, khách hàng sẽ phải chịu khoản thuế này hai lần: một lần khi họ mua tiền điện tử và một lần nữa khi sử dụng để mua bán dịch vụ hàng hóa.

    Chỉ mới gần đây, trong một động thái mở đường cho những khoản đầu tư fintech tiềm năng, chính phủ Úc đã đưa ra một đạo luật chấm dứt đúp thuế Bitcoin và những đồng tiền điện tử khác.

    Bulgaria

    Bulgaria là thành viên Liên minh châu Âu đầu tiên chính thức công nhận Bitcoin là một đồng tiền thay vì là hàng hóa quý kim.

    Canada

    Bitcoin hiện đang được phân loại là tài sản vô hình tại quốc gia Bắc Mỹ này. Tiền điện tử sẽ được quản lý dưới luật Chống rửa tiền (AML) và chống khủng bố tài chính. Tuy chưa có hiệu lực, nhưng khi chính thức được thực thi, những bên kinh doanh tiền điện tử sẽ được xem là những Doanh nghiệp dịch vụ Tiền tệ.

    Trung Quốc

    Năm 2013, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBOC) đã cấm tất cả các thể chế tài chính thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin, cấm làm giá, mua và bán Bitcoin. Song, giao dịch cá nhân vẫn hợp pháp tại Trung Quốc.

    Chính phủ Trung Quốc đã ngưng các hoạt động sử dụng tiền điện tử trong nước, thúc giục các sàn giao dịch ngừng rút tiền mà không cung cấp những chỉ thị, văn bản hợp thức nào. Vào tháng 9 năm 2017, tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử bị ép ngừng giao dịch vào cuối tháng đó để tuân thủ các quy định hiện hành.

    Ngoài ra, các hội động lập pháp Trung Quốc cũng giới thiệu dự luật cấm sàn giao dịch tiền điện tử và hình thức gọi vốn ICO. Song, mặc dù lệnh cấm khá nghiêm khắc, Bitcoin không thực sự biến mất khỏi Trung Quốc. Để triệt tận gốc, nhà chức trách đã bắt đầu dùng Tường lửa để chặn các nền tảng nước ngoài liên quan đến ICO và tiền điện tử.

    Estonia

    Bộ Tài chính Estonia đã loại trừ khả năng sẽ có những hàng rào pháp lý về việc sử dụng Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác cho thanh toán. Trader cần xác nhận người mua khi thiết lập mối quan hệ kinh doanh hoặc nếu người mua yêu cầy hơn 1.000 euro giá trị tiền trong một tháng.

    Phần Lan

    Chi cục Thuế Phần Lan đã quyết định xem các giao dịch Bitcoin là các hợp đồng cá nhân tương đương với hợp đồng để nhằm mục đích đánh thuế. Nếu bạn mua hàng hóa bằng Bitcoin hoặc chuyển BTC thành tiền pháp định, bất kỳ sự chênh lệch giá nào cũng có thể bị đánh thuế, và khoản lỗ sẽ được miễn trừ. Các Bitcoin được đào lên cũng được tính là thu nhập.

    Tổng cục Thuế Trung ương đã đi ngược lại các tiếp cận của EU và phân loại tất cả dịch vụ xoay quanh Bitcoin cùng các đồng tiền tệ kỹ thuật số tương tự khác là dịch vụ tài chính, vì vậy được miễn trừ thuế giá trị gia tăng VAT.

    Pháp

    Vào năm 2014, Bộ Kinh tế Tài chính Pháp đã vạch ra những quy định cho các thể chế tài chính và người dùng tiền điện tử. Các quy định yêu cầu những người phân phối Bitcoin phải giới hạn mức độ ẩn danh bằng cách xác minh danh tính người dùng của hộ. Việc đánh thuế tiền điện tử cũng được làm rõ trong các quy định này. Một hạn mức 5.000 euro đã được đề xuất cho biên thuế để cho phép người dân thử đầu tư và phát triển doanh nghiệp bằng Bitcoin trước khi phải nộp tiền thuế.

    Đức

    Ở Đức, Bitcoin được xem là tiền cá nhân. Điều này cho phép người dùng sử dụng Bitcoin mà không gặp phải can thiệp từ chính phủ, đồng thời cho phép đánh thuế lợi nhuận của công ty sử dụng tiền điện tử.

    Iceland

    Theo một tuyên bố từ năm 2014 của Ngân hàng Trung ương Iceland, các giao dịch với Bitcoin và tiền điện tử khác đều bị cấm.

    Ba năm sau, Ngân hàng Trung ương lại giới thiệu một bộ luật mới mà theo đó cho phép những trường hợp loại trừ nói chung so với các lệnh cấm đã áp đặt.

    Israel

    Vào năm 2017, Cơ quan Thuế Israel xem Bitcoin là một tài sản có thể đánh thuế, thay vì là tiền tệ hay chứng khoán. Theo chính sách này, mỗi lần Bitcoin được bán, người mua phải trả một khoản thuế 25%. Các thợ đào và trader được xem như là các doanh nghiệp, vì thế phải trả khoản thuế doanh nghiệp cộng với 17% thuế giá trị gia tăng.

    Gần đây, Israel bắt đầu đánh thuế Bitcoin và những tiền điện tử khác như là tài sản. Khi được xem là tài sản vô hình, nhà đầu tư cá nhân sẽ không phải nộp VAT trong khi đó các doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu khoản tiền này.

    Nhật Bản

    Nhật Bản là một trong số ít quốc giá mà Bitcoin được công nhận là hình thức thanh toán hợp pháp. Năm 2017, thuế giao dịch Bitcoin đã bị loại bỏ, các cơ quan tài chính Nhật Bản đã bắt đầu cấp phép sàn giao dịch tiền điện tử.

    Jordan

    Theo chính sách hiện tại của Ngân hàng Trung ương Jordan, các ngân hàng, sàn giao dịch và công ty tài chính cũng như các công ty dịch vụ thanh toán bị cấm sử dụng Bitcoin cùng các đồng tiền điện tử khác. Cả Ngân hàng Trung ương và chính phủ đều cảnh báo mọi người về việc sử dụng Bitcoin, song các doanh nghiệp nhỏ vẫn chấp nhận.

    Mexico

    Quốc hội Mexico hiện đang cân nhắc các dự luật để quản lý khu vực công nghệ tài chính đang phát triển nhanh chóng tại quốc gia này, bao gồm Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác. Quy trình pháp lý sẽ làm rõ các quy luật cho các công ty fintech, hướng tới giảm chi phí và tăng cạnh tranh trong ngành công nghiệp. Các quy định này cũng nhằm đảm bảo ổn định tài chính và chống nạn rửa tiền.

    Thụy Điển

    Khi nói về việc chấp nhận Bitcoin và các tiền điện tử, Thụy Điển là nơi mở cửa nhất trên thế giới. Cơ quan quản lý Tài chính Thụy Điển đã tuyên bố các đồng tiền như Bitcoin là phương thức thanh toán hợp pháp. Ngoài ra, chi cục thuế nước này cũng quyết định đánh thuế ngành khai thác Bitcoin dựa trên mức độ thành công của nó.

    Một số doanh nghiệp cụ thể, chủ yếu là các sàn giao dịch được yêu cầu nộp đơn đăng ký giấy phép và phải tuân thủ các quy định áp dụng cho những doanh nghiệp dịch vụ tài chính truyền thống, như là chính sách AML và KYC.

    Các quốc gia không quản lý Bitcoin

    Bỉ

    Mặc dù Bộ tài chính cho rằng không cần thiết phải cạn thiệp ngay lập tức vào hệ thống Bitcoin, chính phủ đã có nhiều thảo luận về những dự luật nhằm tăng mạng tính kiểm soát của chính phủ đối với Bitcoin và các tiền điện tử khác.

    Brazil

    Vào năm 2014, Ngân hàng Trung ương Brazil phát hành một thông cáo liên quan đến tiền điện tử, trong đó ghi Bitcoin và các tiền điện tử khác sẽ không bị quản lý. Vài năm sau, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương đã mô tả Bitcoin là một mô hình lừa đảo đa cấp.

    Hồng Kông, Trung Quốc

    Giám đốc cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA) xem Bitcoin là một loại hàng hóa số, và cho biết HKMA sẽ không quản lý tiền điện tử.

    Thư ký Cơ quan Dịch vụ tài chính và Kho bạc Hồng Kông cho biết các luật hiện hành cũng không trực tiếp quản lý Bitcoin hay bất kỳ đồng tiền điện tử tương tự, nhưng vẫn có những chế tài siết chặt các hoạt động phi pháp như lừa đảo và rửa tiền.

    Đan Mạch

    ơ quan giám sát Tài chính Đan Mạch tuyên bố Bitcoin không phải là tiền tệ và cho biết nó không chịu sự quản lý của cơ quan thực thi pháp luật nào.

    Ấn Độ

    Theo phó Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, IRB sẽ không hỗ trợ hay quản lý Bitcoin. Mặc dù Bitcoin không bị cấm tại Ấn Độ, song, tiền điện tử được dự đoán là sẽ không hoàn toàn được đưa bao trùm trong một khái niệm hay hàng rào pháp lý nào.

    Vào cuối năm 2017, Bộ Tài chính Ấn Độ so sánh Bitcoin và các tiền điện tử khác với mô hình lừa đảo ponzi và cảnh báo nhà đầu tư.

    Indonesia

    Vào hôm nay, các nhà chức trách Indonesia vẫn chưa vạch ra chính sách cụ thể nào để quản lý hay cấm sử dụng Bitcoin.

    Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Indonesia phát đi cảnh báo các nhà đầu tư về việc lừa đảo cũng như các rủi ro khó lường khi mua bán và giao dịch tiền điện tử.

    Malaysia

    Vào năm 2014, Ngân hàng Trung ương tuyên bố sẽ không cân nhắc Bitcoin là một tờ tiền hợp pháp cũng như không có ý định quản lý nó.

    Tuy nhiên, ngân hàng Negara hiện đang hình thành khái niệm tiền điện tử. Mặc dù thái độ chung về Bitcoin khá tích cực, song có nhiều tin đồng rằng chính phủ Malay vẫn sẽ cấm tiền điện tử.

    Nga

    Vào năm 2016, Bitcoin được xem là “không hợp pháp” theo Cơ quan Dịch vụ Thuế ở Nga.

    Tuy nhiên, kể từ đó Ngân hàng Trung ương Nga cho rằng không thể liệt kê tiền điện tử là tiền tệ, là phương tiện thanh toán và cũng không phải là ngoại tệ.

    Không lâu sau, Tổng thống Putin cấm Bitcoin và kêu gọi lệnh cấm tất cả tiền điện tử và phó bộ trưởng Tài chính nói với phóng viên rằng tiền điện tử rất có thể bị đặt ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, các nhà lập pháp Nga đã thay đổi hoàn toàn tư duy khi có những bài báo cho rằng Bitcoin vẫn sẽ hợp pháp và việc đào tiền sẽ được quản lý. Bộ tài chính cho biết sẽ hợp pháp hóa giao dịch tiền điện tử trên các sàn giao dịch chính thức.

    Singapore

    Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) trước đây tuyên bố không có một chính sách can thiệp nào và cảnh báo người dùng về những rủi ro của Bitcoin và tiền điện tử. Trong một phỏng vấn gần đây, cán bộ của MAS chính thức cho biết Ngân hàng Trung ương vẫn chưa có kế hoạch nào để quản lý tiền điện tử, và sẽ vẫn có tư duy mở về vấn đề này. Ông cũng đà thiết lập những biện pháp cần thiết để thực hiện chính sách AML trong tương lai gần.

    Cơ quan Thuế Nội bộ Singapore đã ban hàng một loạt những hướng dẫn liên quan đến cách sử dụng Bitcoin, theo đó các giao dịch BTC có thể được xem là trao đổi hàng hóa và do đó bị đánh thuế. Các doanh nghiệp liên quan đến giao dịch Bitcoin sẽ bị đánh thuế dựa trên doanh số BTC.

    Thái Lan

    Ngay từ đầu, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã không khuyến khích người dân sử dụng Bitcoin, cảnh báo các nhà đầu tư về những hiểm họa khi sử dụng hay giao dịch BTC. Song, sau đó, chính phủ Thái bắt đầu nghiên cứu tiền điện tử.

    Theo luật, các sàn giao dịch Bitcoin tại Thái được yêu cầu phải có giấy phép hành nghề thương mại điện tử do chính phủ Thái cấp và chỉ sử dụng cho các sàn có tỷ giá với đồng Baht Thái. Chính sách KYC cũng sẽ được áp dụng.

    Hà Lan

    Tiền điện tử như Bitcoin không nằm trong quy phạm của Đạo luật Giám sát Tài chính của Hà Lan.

    Ukraine

    Ngân hàng Quốc gia Ukraine gần đây đã đưa đi thông cáo trong đó nói rõ rằng chỉ có đồng hryvnia là đồng tiền hợp pháp duy nhất được sử dụng trong quốc gia. Ngân hàng cũng cho biết tình trạng pháp lý của Bitcoin tại Ukraine vẫn đang còn khá phức tạp và tranh cãi vì thiếu phân loại chính thức trên thế giới. Vì vậy cơ quan pháp luật trong nước không hỗ trợ hoặc đưa ra bất kỳ định nghĩa nào chính thức.

    Vương quốc Anh

    Chính phủ Anh cho biết Bitcoin hiện chưa được quản lý và được giao dịch như với mục đích “tiền cá nhân” là chủ yếu, bao gồm cả VAT. Có nghĩa là sẽ không áp dụng thuế giá trị gia tăng khi Bitcoin được giao dịch trao đổi hàng hóa hay đổi sang các đồng tiền khác. Tuy nhiên nếu hàng hóa hay dịch vụ nào bán ra và thanh toán bằng Bitcoin và tiền điện tử thì doanh nghiệp phải thanh toán VAT.
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này