Giao dịch ký quỹ (Margin Trading) thực chất là bạn giao dịch bằng các khoản tiền vay mượn thay vì vốn bạn thật sự sở hữu. Khi bạn thực hiện một yêu cầu ký quỹ, tất cả số tiền bạn sử dụng được vay mượn từ những người dùng khác. Số tiền có trong tài khoản mà bạn dùng để ký quỹ chỉ dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản bạn đã vay và thanh toán nợ cho người cho vay, không dùng để giao dịch. Lưu ý: Hiện nay trên thị trường tiền điện tử, sàn giao dịch Bitmex là sàn giao dịch uy tín nhất có cung cấp cho người dùng thực hiện trade margin với đòn bẩy cho phép lên tới 100 lần, bạn chỉ cần ăn 1% với đòn bẩy x100 là lợi nhuận thu được sẽ là 100% Đăng ký: Bitmex.com Các tài khoản khi Margin Trading - Accounts Cùng với tài khoản ký quỹ, bạn sẽ có tổng ba tài khoản riêng biệt nơi lưu trữ số tiền của bạn, bao gồm: Tài khoản giao dịch (exchange), tài khoản ký quỹ (margin), và cho vay (lending) Tài khoản giao dịch (exchange account) lưu giữ số tiền bạn dùng để giao dịch thường xuyên Tài khoản ký quỹ (margin account) lưu giữ tài sản thế chấp được dùng để đảm bảo các khoản bạn vay khi thực hiện giao dịch ký quỹ Tài khoản cho vay bao gồm số tiền bạn có thể cho người khác vay và lấy lãi từ đó. Khi bạn gửi tiền vào, trước hết chúng sẽ được chuyển tới tài khoản giao dịch (exchange account). Để giao dịch ký quỹ, bạn cần chuyển một lượng tiền từ tài khoản giao dịch sang tài khoản ký quỹ tại trang Chuyển số dư (Transfer Balance) Bạn có thể gửi vào tài khoản ký quỹ bằng bất cứ loại tiền tệ nào mà hệ thống giao dịch ký quỹ có hỗ trợ. Các thuật ngữ Margin Trading: Thương vụ (Position) Long Position: Thương vụ dài, ở đây bạn đang ở vị thế mua thấp, bán cao. Cụ thể, khi bạn thấy giá các đồng Coin đang thấp, bạn mượn vốn để mua và giữ cho đến khi giá tăng cao sẽ bán. Short Position: Thương vụ ngắn, ở đây bạn đang ở vị thế bán cao, mua thấp. Với vị thế này, bạn nhận định giá của các đồng Coin trên thị trường đang cao, bạn đi mượn để bán với giá cao, sau đó khi giá các đồng này giảm, bạn sẽ mua vào và trả lại. Khi bạn mượn tiền và thực hiện một giao dịch, một thương vụ (position) sẽ được tạo. Nếu bạn thực hiện hoạt động mua, thì bạn tạo nên một thương vụ dài (long position), còn nếu bạn thực hiện hành động bán, bạn đang tạo một thương vụ ngắn (short position) Lưu ý rằng tính chất thương vụ của bạn có thể thay đổi khi bạn tiếp tục giao dịch, ví dụ, khi bạn tạo một thương vụ ngắn bằng cách mua 300 XMR, nhưng sau đó bán 600 XMR, thương vụ của bạn sẽ chuyển từ ngắn sang dài hạn. Khi bạn đóng thương vụ của mình, các khoản bạn đã vay sẽ tự động được giải quyết. Nếu bạn đóng thương vụ vào thời điểm bạn đang có lợi nhuận, lợi nhuận đó sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản ký quỹ của bạn. Nếu bạn đóng thương vụ tại thời điểm bạn đang thua lỗ, khoản tiền cần để giải quyết khoản vay sẽ được trừ từ tài khoản ký quỹ của bạn. Khi bạn tạo mới thương vụ (position), bạn sẽ thấy một biểu đồ như hình dưới Position: Có thể là thương vụ dài (long) hoặc ngắn (short) Amount: Số lượng thực của loại tiền tệ mà bạn đã mua hay bán từ thị trường. Nếu thương vụ của bạn là ngắn hạn, giá trị này sẽ là số âm. Base Price: Mức giá ước tính mà tại đó bạn sẽ hoàn vốn nếu đóng thương vụ Est. Liquidation Price: Giá mua cáo nhất (nếu thương vụ dài hạn) hoặc giá bán thấp nhất (nếu thương vụ ngắn hạn) mà tạo đó thanh khoản bắt buộc sẽ diễn ra. Lưu ý rằng đây chỉ là mức giá ước tính và không liên quan tới gì việc thanh khoản bắt buộc. Mức giá chính xác mà tại đó thanh khoản bắt buộc sẽ diễn ra không thể dự đoán, bởi vì nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố như kích thước và số lượng thương vụ hoặc lệnh mà bạn đã thực hiện, giá trị hiện tại của tài sản bạn đã thế chấp, tình hình hiện tại thị trường và sổ đặt lệnh (order book). Unrealized P/L: mức lợi nhuận hoặc thua lỗ ước tính bạn có thể phải chịu nếu thương vụ của bạn được đóng lại. Bao gồm các khoản phí cho vay đã được thanh toán. Unrealized Lending Fees: Giá trị ước tính của các khoản phí chưa thanh toán đối với các khoản vay hiện đang có hiệu lực. Action: chọn “Close” để đóng một thương vụ của bạn bằng một lệnh. Tài khoản ký quỹ trong Margin Trading (Margin Account) Bên phía phải của trang giao dịch ký quỹ, bạn sẽ thấy một bản tóm tắt tài khoản ký quỹ của bạn như hình dưới Total Margin Value: Tổng giá trị của các đồng tiền điện tử có trong tài khoản ký quỹ bao gồm Bitcoin và tất cả các loại đồng Margin tính theo Bitcoin. Nó được tính bằng cách lấy số lượng Bitcoin bạn đang lưu trữ trong tài khoản ký quỹ cộng với các số dư bất kỳ có giá trị thấp hơn: số lượng Bitcoin có thể được bán trên sổ đặt lệnh (current order book), hoặc có thể bán với giá giao dịch trung bình trong vòng 12 giờ tại các thị trường tương ứng. Unrealized P/L: Tổng ước tính lợi nhuận hoặc thiệt hại bạn sẽ gánh chịu nếu tất cả các thương vụ của bạn đóng lại ngay lập tức bằng các lệnh, con số này phải nhỏ hơn các khoản phí cho vay chưa thanh toán Unrealized Lending Fees: Tổng ước tính giá trị của các lãi suất bạn đang nợ ở tất cả các khoản bạn đang vay. Net Value: Tổng cộng của total margin value, unrealized P/L, và Unrealized Lending Fee. Nó thể hiện tổng giá trị của tài sản thế chấp của bạn ở thời điểm hiện tại Total Borrowed Value: Tổng giá trị Bitcoin trong các khoản bạn đang vay, được xác định bằng tổng số lượng Bitcoin bạn đang mượn cộng với số lượng các Bitcoin sẽ cần mua trên sổ đặt lệnh tương đương với tổng các đồng tiền khác bạn đang mượn. Bạn cần ghi nhớ một điều quan trọng là giá trị này có thể thay đổi nhanh chóng khi thị trường biến đổi. Initial Margin (mức ký quỹ ban đầu): Tỉ lệ phần trăm Net Value trên Total Borrowed Value. Ví dụ, nếu bạn muốn mượn 3 BTC và mức ký quỹ ban đầu của bạn là 40%, bạn cần phải có ít nhất 40% của 3 BTC, tương đương 1.2 BTC trong tài khoản ký quỹ, less unrealized losses and lending fees. Maintenance Margin (mức ký quỹ duy trì): Tỉ lệ phần trăm của Total Borrowed Value mà Net Value đáp ứng để tránh bị thanh khoản bắt buộc Current Margin (mức ký quỹ hiện tại): là tỉ lệ phần trăm của total borrowed value mà Net Value không được hạ thấp hơn, nói một cách khác Net Value của bạn phải luôn lớn hơn Total Borrowed Value. Current Margin là một giá trị giới hạn, bởi nếu nó hạ xuống thấp hơn mức ký quỹ duy trì, tài khoản của bạn sẽ thực hiện thanh khoản bắt buộc Ví dụ, Nếu bạn có 1.5 BTC trong tài khoản ký quỹ, và mức ký quỹ duy trì của bạn là 20%, bạn mượn 3 BTC và mở một thương vụ dài trong thị trường XMR. Vậy, để tránh thanh khoản bắt buộc diễn ra, giá trị thực của tài khoản ký quỹ của bạn phải luôn được duy trì trên mức 20% của 3 BTC, tương đương 0.6 BTC. Nếu giá của XMR bắt đầu giảm, số lượng BTC bạn có thể nhận được bằng cách bán XMR mà bạn vừa mua sẽ giảm, và bạn bắt đầu chịu một khoản lỗ, điều này được thể hiện tại chỉ số lãi/lỗ (P/L) và Net Value. Nếu mức thiệt hại này cùng với phí cho vay bạn đang nợ chạm mức 0.9 BTC, giá trị thực của tài khoản ký quỹ của bạn sẽ là 0.6 BTC (1.5 BTC – 0.9 BTC trong mua thiệt hại chưa thanh toán) và thanh khoản bắt buộc sẽ được kích hoạt. Thanh khoản bắt buộc trong Margin Trading là gì? What is a Forced Liquidation? Thanh khoản bắt buộc là khi tất cả hoặc một phần thương vụ (position) của bạn bị đóng lại một cách tự động để ngăn chặn những sự thua lỗ nặng tới mức bạn không còn khả năng chi trả các khoản đã vay Thanh khoản bắt buộc được thực hiện bằng một hoặc nhiều lệnh trên thị trường. Như vậy, sổ đặt lệnh thanh khoản vào thời điểm các lệnh này sẽ ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại bạn phải chịu từ việc thanh khoản (Forced liquidations are executed using one or more market orders; as such, order book liquidity at the time of these orders will affect the extent of the losses you incur from the liquidation) Thanh khoản bắt buộc xảy ra khi mức ký quỹ hiện tại (current margin) của bạn hạ xuống thấp hơn mức ký quỹ duy trì (maintenance margin) Chúng tôi khuyên bạn nên kiển tra các thị trường và các thương vụ bạn đã mở một cách thường xuyên, giảm thiểu các rủi ro khi cần thiết bằng cách cắt giảm kích thước thương vụ của bạn hoặc chuyển thêm tài sản thế chấp vào tài khoản ký quỹ của bạn Các thị trường có thể biến đổi nhanh chóng, và không có sự đảm bảo nào cho việc bạn sẽ nhận được một cuộc gọi cảnh báo vào đúng thời điểm để ngăn chặn việc thanh khoản bắt buộc diễn ra Làm sao để thực hiện giao dịch ký quỹ khi Margin Trading? How Do I Margin Trade? Một khi bạn chuyển các số tiền vào tài khoản ký quỹ, tất cả những gì bạn cần làm để thực hiện giao dịch ký quỹ là đặt lệnh mua và bán, các hoạt động vay mượn đều đã được xử lí tự động. Tuy nhiên, có một số điểm bạn cần lưu ý, vì vậy chúng tôi sẽ mô phỏng việc đặt một lệnh để các bạn dễ hiểu. Có hai thứ khác biệt được so sánh với khung mua (buy box) trên trang giao dịch (exchange page) là cân bằng thương mại (tradable balance) và mức lãi suất cho vay. Chỉ số cân bằng thương mại cho thấy số lượng tiền bạn đang sở hữu có thể dùng để thực hiện giao dịch. Giá trị của nó phụ thuộc vào cân bằng tài khoản ký quỹ, điều kiện thị trường và thương vụ bạn sở hữu. Mức lãi suất cho vay cho phép bạn chỉ định mức lãi suất tối đa hàng ngày bạn sẵn sàng trả khi bạn thực hiện lệnh cho bất kỳ các khoản vay mới nào. Các khoản vay luôn được thực hiện ở mức lãi suất có sẵn tốt nhất, vì vậy không có mối lo nại trong việc đặt một giá trị cao hơn mức thấp nhất được cung cấp Nếu không có ai cung cấp khoản vay ngang hoặc thấp hơn mức lãi suất bạn đề ra, một lệnh kích hoạt thay cho lệnh ký quỹ. khi có các khoản cho vay phù hợp với mức lãi xuất bạn đã đề ra, thì lệnh kích hoạt sẽ nắm bắt lấy và thực hiện lệnh ký quỹ Quan trọng, bạn cần nhớ rằng, mặc dù bạn có thể đề ra mức lãi suất cho vay tối đa khi bạn đặt một lệnh, bạn có thể sẽ kết thúc với một mức cao hơn nếu bạn giữ lệnh hoặc thương vụ của mình từ hai ngày trở lênh Lí do là vì các khoản vay của bạn có thể sẽ hết hạn sau khoảng thời gian đó và được chuyển tới cho một chủ nợ mới với mức lãi suất tốt hớn Trong giao dịch ký quỹ, lệnh kích hoạt và lệnh giới hạn dừng có thể sẽ hết hiệu lực tại một số lượng ít hơn số lượng bạn đề ra. Đó là bởi vì cân bằng thương mại của bạn biến đổi liên tục cùng với tình hình thị trường và sổ đặt lệnh, trạng thái và số lượng lệnh và thương vụ bạn đã mở. Một khi bạn đã điền vào tất cả các trường, chọn “Margin Buy” ( hoặc “Margin Sell”). Nhớ rằng, ngay cả khi lệnh của bạn không được thực hiện ngay tức thời, bạn vẫn phải chịu phí lãi suất trên bất kỳ các khoản vay được dùng để đặt lệnh. Margin Trading: Làm sao để đề nghị cho vay và thu lãi? How Do I Offer Loans and Earn Interest? Nếu bạn muốn kiếm lời từ việc thu lãi trên số tiền của mình thay vì giao dịch chúng, thì bạn có thể cho người dùng khác mượn tiền. Chọn thẻ “Lending” ở phí trên của trang, sau đó lựa chọn loại đồng Coin bạn muốn cung cấp ở trong “My Balances” phía phải. Bạn sẽ cần chuyển tiền vào tài khoản cho vay để cung cấp chúng cho các nhà đầu tư khác thông qua đường link “quick transfer” trong offer box Rate: Mức lãi suất hằng ngày bạn muốn nhận được từ việc cho vay các khoản tiền của mình Amount: Số lượng tiền bạn muốn cho vay Duration: Số ngày tối đa số tiền của bạn cho phép vay Auto-renew: Kiểm tra mục này nếu bạn muốn số tiền của bạn được tự động đề xuất lại với cùng một mức lãi suất sau khi các khoản vay trước để kết thúc Một khi bạn đã thực hiện lời đề nghị cho vay, nó sẽ trở nên cho hiệu lực cho các người giao dịch ký quỹ khác sử dụng. Các người tham gia giao dịch ký quỹ sẽ chấp nhận các đề nghị cho vay với mức lãi xuất thấp nhất Nếu một lãi suất thấp hơn có hiệu lực sau khi 1 khoản vay đã được mở, hợp đồng có thể chuyển tới mức lãi suất thấp hơn. Nhớ rằng, một khoản vay luôn có thể kết thúc sớm hơn bởi người vay, vì vậy để hãy đảm bảo rằng bạn đề nghị một mức lãi suất mang tính cạnh tranh cao nếu bạn muốn là lời đề nghị cho vay của mình được lựa chọn. Khi các khoản cho vay của bạn được sử dụng bởi các nhà giao dịch khác, bạn có thể kiếm lời từ họ, bằng cách thu lãi suất vào tài khoản cho vay (lending account) khi 1 hợp đồng kết thúc. (Poloniex tính phí 15% từ lãi suất bạn kiếm được, vì vậy hãy cân nhắc kỷ trước khi bạn đặt một lời đề nghị cho vay). Các hợp đồng cho vay đang có hiệu lực sẽ được liệt kê trong mua My Active Loans. Mặc dù bạn không thể hủy bỏ một khoản vay đang có hiệu lực, bạn có thể vô hiệu hóa nút “auto-renew”, để đảm bảo rằng số tiền của bạn sẽ trở lại ngay khi hợp đồng kết thúc. Danh sách các sàn bitcoin lớn nhất thế giới: Binance, CoinEX, Kucoin, Bibox, Yobit, CoinExchange, Huobi, Cryptopia Các sàn giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam: Aliniex, Remitano