Tiền ảo có được coi là tiền tệ không Đối với các quốc gia trên thế giới, tiền ảo luôn có tầm ảnh hưởng, chi phối lớn trong thị trường và được sự quan tâm của nhiều người tham gia đầu tư thực hiện giao dịch mua và bán tiền ảo. Để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc, không đáng có trong việc đầu tư giao dịch mua và bán tiền ảo, người đầu tư cần phải trang bị cho mình những kiến thức, sự hiểu biết, am hiểu rộng về lĩnh vực tiền ảo hay còn gọi là tiền điện tử. Những tin tức, thông tin luôn được cập nhật thường xuyên trên mạng xã hội nên khái niệm về tiền ảo đã quá quen thuộc với nhiều người. Việc đầu tư tiền ảo mà người tham gia không có kiến thức vững vàng sẽ dẫn đến những mối đe dọa, nguy hiểm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia. Việc đầu tư tiền ảo cần phải chọn lựa kĩ càng, cân nhắc kĩ lưỡng thì mới đạt được hiệu quả và chất lượng. Có nhiều người làm giàu từ việc đầu tư tiền ảo, cũng có người bị tổn thất nặng nề từ chính việc đầu tư tiền ảo không phù hợp. Pháp luật chưa công nhận tiền ảo là tài sản vì tiền ảo không được thanh toán bằng tiền mặt và quy ra tiền mặt, nên mọi rủi ro trong quá trình đầu tư giao dịch mua và bán tiền ảo mỗi cá nhân phải tự lãnh chịu. Việc lựa chọn sàn giao dịch tiền ảo uy tín, chất lượng sẽ hạn chế những rủi ro, bất cập trong quá trình đầu tư thực hiện giao dịch mua và bán tiền điện tử. Vì tiền ảo không được công nhận là tiền tệ nên mỗi cá nhân khi tham gia sàn giao dịch tiền ảo phải ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình và tự chịu khi có rủi ro xảy ra trong suốt quá trình đầu tư. Cơ quan, tổ chức không quản lý và giải quyết khi người đầu tư bị thiệt hại, tổn thất nặng nề từ việc thực hiện giao dịch mua và bán tiền ảo. Mời mọi người cùng tham khảo những quy định về tiền ảo dưới đây: Trong lĩnh vực pháp luật dân sự Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bảo gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai". Theo định nghĩa trên, tài sản chỉ tồn tại ở một trong bốn dạng: - Vật: Là một bộ phận của thế giới vật chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí và con người có thể chiếm hữu, kiểm soát được; ví dụ như nhà, xe, bàn ghế.. - Tiền: Là phương tiện thanh toán do Ngân hàng Nhà nước phát hành, được Nhà nước bảo hộ dùng để định giá các loại tài sản khác. Tiền bao gồm tiền nội tệ và ngoại tệ. Tiền có thể tồn tại dưới dạng giấy, polymer, xu hoặc tiền điện tử (e-money). - Giấy tờ có giá: Là loại giấy tờ trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá phải do các chủ thể được phép phát hành. Giấy tờ có giá bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu, công trái.. - Quyền tài sản: Là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác như quyền đòi nợ, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.. Như vậy, đối chiếu với quy định trên, tiền ảo không được coi là tài sản vì nó không thuộc bất kỳ loại nào trong bốn loại nêu trên. Về bản chất pháp lý của tiền ảo dưới góc độ pháp luật dân sự, cũng có quan điểm cho rằng, tiền ảo có thể coi là một loại quyền tài sản. Cụ thể: "Căn cứ vào những đặc trưng của tài sản mã hóa (hay tài sản ảo nói chung), có thể thấy đây đều là những" tài sản "không có đặc tính vật lý (được hình thành từ các thông tin tồn tại dưới dạng các đoạn mã máy tính), được trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Như vậy, quyền đối với tài sản mã hóa (hay tài sản ảo nói chung) là một loại quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015". Trong lĩnh vực pháp luật hình sự Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận tiền ảo là tài sản và không bảo hộ các giao dịch của các chủ thể liên quan đến tiền ảo. Song, nếu chủ thể lợi dụng các giao dịch về tiền ảo nhằm thực hiện các hành vi bị cấm (như rửa tiền, tài trợ khủng bố) hoặc sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, rửa tiền được hiểu là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm cả hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự. Điểm a khoản 1 Điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, hành vi được coi là phạm tội rửa tiền có thể là: "Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có". Ở đây, giao dịch khác không được xác định cụ thể là giao dịch gì nên có thể hiểu mọi giao dịch (ngoài giao dịch tài chính, ngân hàng) nhằm mục đích đã được xác định tại quy định trên đều là phạm tội rửa tiền. Tuy nhiên, động cơ của tội phạm này phải nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có. Trong khi đó, tiền ảo lại chưa được công nhận là tiền hay tài sản ở Việt Nam, nên tuỳ từng trường hợp, chủ thể có thể bị xác định là phạm tội rửa tiền hoặc không. Ví dụ, một người nhận hối lộ bằng tiền ảo và sau đó thực hiện các hoạt động rửa số tiền này thì không phạm tội; nhưng một người nhận hối lộ bằng tiền thật sau đó đổi sang tiền ảo rồi và thực hiện các hoạt động rửa tiền khác thì lại có thể phạm tội rửa tiền. Điều này cho thấy sự bất hợp lý trong quy định của pháp luật khi cùng một hành vi nhưng lúc thì không, lúc thì có bị coi là hành vi phạm tội. Trường hợp cá nhân, tổ chức sử dụng các giao dịch tiền ảo nhằm mục đích rửa tiền sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội rửa tiền được quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo quy định tại Điều này, cá nhân là người phạm tội có thể phải chịu mức hình phạt tù lên đến 15 năm, đồng thời có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội này thì có thể bị phạt tiền lên đến 5 tỷ đồng. Về Tội tài trợ khủng bố, theo quy định tại khoản 1 Điều 300 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Như vậy, hành vi tài trợ khủng bố có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Bộ luật Hình sự không giới hạn hình thức tài trợ khủng bố mà chỉ quan tâm đến việc hành vi đó có nhằm huy động, hỗ trợ, tiền, tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố hay không. Đối tượng tài trợ theo Điều luật này cũng phải là tiền hoặc tài sản. Quy định trên một lần nữa cho thấy, sự ra đời và tồn tại tiền ảo đã gây lúng túng trong việc xác định rất nhiều hậu quả pháp lý của các hành vi liên quan đến tiền ảo, trong đó có việc xác định tội phạm tài trợ khủng bố. Trên thực tế, các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia rất chú trọng đến vấn đề ngăn chặn việc sử dụng tiền ảo để rửa tiền hay tài trợ khủng bố. Trong lĩnh vực pháp luật thuế Trong thời gian vừa qua, sự biến động không ngừng về giá trị các đồng tiền ảo, đặc biệt là đồng Bitcoin đã khiến cho nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền ảo có được những khoản lợi nhuận lớn. Về phương diện pháp lý, các hoạt động này phải chịu thuế. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động kinh doanh tiền ảo và các hoạt động khác liên quan đến tiền ảo nhằm mục đích sinh lợi không chịu sự điều chỉnh của các luật về thuế ở Việt Nam. Điều này xuất phát từ nguyên nhân Việt Nam chưa có khung pháp luật về tiền ảo. Như đã phân tích, tiền ảo không được coi là tài sản trong Bộ luật Dân sự và không được coi là hàng hóa theo quy định của pháp luật thương mại[8] . Do đó, bản thân các đồng tiền ảo và các hoạt động kinh doanh tiền ảo không làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể có liên quan. Từ những quy định trên, ta thấy pháp luật không quy định tiền ảo là tiền tệ và việc đầu tư, tham gia của mỗi người pháp luật không ràng buộc, ngăn cấm cũng không khuyến khích, ủng hộ việc tham gia đầu tư tiền ảo. Tiền ảo chứa đựng những nguy hiểm khi mọi giao dịch đều thực hiện thông qua internet không được sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan, tổ chức nào. Tài sản theo như pháp luật quy định là vật chất ta có thể cầm nắm được và chịu sự quản lý bởi cơ quan chức năng. Còn tiền ảo ta chỉ hình dung được chứ không rõ hình thù, cũng không thể cầm nắm được nên tiền ảo không được công nhận là tài sản. Có nhiều đối tượng lợi dụng sơ hở này để tấn công làm rò rỉ thông tin, rửa tiền gây ra những thiệt hại đối với các nhà đầu tư. Nếu có ý định đầu tư tiền ảo, mọi người cần trau dòi kiến thức về lĩnh vực tiền ảo để hạn chế những rủi ro có thể ập đến. Việc đầu tư là một việc vô cùng mạo hiểm, nhất là đối với tiền ảo chưa được pháp luật quy định rõ ràng, chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng. Nếu ta sáng suốt, tỉnh táo lựa chọn đúng sàn giao dịch uy tín, đáng tin cậy sẽ mang lại nhiều hiệu quả, lợi ích đáng kể. Còn nếu lựa chọn không đúng sàn giao dịch, phải đối mặt với vô vàn những rủi ro, tổn thất và thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua và bán tiền ảo. Tất cả những quy định trên nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho người dân tránh khỏi tác động của cái xấu. Có nhiều đối tượng lợi dụng vào lòng tin người đầu tư để gây tội phạm làm người đầu tư mất trắng. Vì tiền ảo không phải là tiền tệ mang nhiều rủi ro cho người sử dụng nên mọi người cần phải hết sức cân nhắc, kĩ lưỡng. Ngọc Xuân