Đang Trực Tuyến

587 người đang online trong đó bao gồm 5 thành viên, 557 khách và 25 robots
  1. FasimGrers,
  2. Tufailzette,
  3. sunwinvoyage,
  4. TangachAxomb,
  5. Falkherteds

Chiến thuật quản lý vốn trong trade coin

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Quy Lee, 3 Tháng sáu 2020.

  1. Quy Lee

    Quy Lee Auto Bots

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    508
    Thiết lập 1 chiến lược quản lý vốn và kiểm soát rủi ro thực sự không hề khó. Trên thực tế, thứ bạn dễ làm hơn việc giao dịch đó là bảo toàn vốn của mình. Nhưng thường thì, người ta không thích như vậy, do đó nó trở nên quá khó khăn và hầu hết trader đều thất bại trong một công việc tưởng chừng như đơn giản - tuân theo một chiến lược quản lý vốn phù hợp.

    Bản chất của chiến lược quản lý vốn là giám sát nó một cách chặt chẽ.

    Nếu bạn không có 1 kế hoạch nào để kiểm soát rủi ro, không sớm thì muộn, tài khoản của bạn sẽ bị thổi bay hoặc bị tan chảy do độ "hot" của thị trường.

    Tương tự vậy, ngay cả bạn sở hữu một chiến lược giao dịch đáng giá mấy ngàn đô cũng không thể giúp tài khoản của bạn tránh được sự bào mòn của thị trường nếu không có một kế hoạch kiểm soát vốn.

    Trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các 3 bước đơn giản nhưng hiệu quả để có thể kiểm soát được rủi ro của mình, đồng thời có thể tích hợp tốt với hệ thống của bạn.

    Khi bạn đọc xong bài viết này, bạn sẽ biết cách đặt rủi ro cho giao dịch của mình, lên kế hoạch cho mỗi lần vào lệnh và đặt giới hạn cho bản thân như thế nào là đúng và đủ, và cuối cùng là đảm bảo cho tài khoản của bạn vẫn tồn tại trong một thời gian dài.

    BƯỚC 1: ĐẶT RA GIỚI HẠN CHỊU ĐỰNG RỦI RO CHO RIÊNG BẠN

    Bạn có thể chịu được bao nhiêu rủi ro, hay nói cách khác bạn thua tới mức nào mà vẫn chưa thấy sợ?

    [​IMG]

    Đây là câu hỏi đáng giá 1 triệu USD. Nếu bạn có thể trả lời câu hỏi này một cách thành thật và kết hợp nó với ưu thể trong hệ thống giao dịch của bạn, xem như bạn đã bước 1 nửa bước đến thành công.

    Nghe có vẻ mỹ miều nhỉ? Nhưng nó là sự thật. Một trong những lý do lớn nhất làm cho hầu hết các trader thua lỗ là họ đặt rủi ro quá nhiều. trader chỉ thích tính toán làm sao để ăn được càng nhiều càng tốt nên họ nghĩ về nó trước, trong khi việc xác định thua lỗ bao nhiêu mới là việc cần nói đầu tiên.

    Cứ cho là bạn chỉ chịu rủi ro 1% hoặc 2% tài khoản cho mỗi giao dịch, nhưng vẫn chưa phải là chiến lược quản lý vốn hoàn chỉnh.

    Để tôi giải thích cho bạn. Nếu bạn xác định rủi ro chỉ bằng tỷ lệ phần trăm như vậy, nó sẽ không cho phép bộ não bạn chấp nhận số tiền phải chịu rủi ro. Chắc chắn là vậy, 2% nghe có vẻ hợp lý, nhưng bạn nghĩ sao nó bằng $1,000. (Tức là vốn ban đầu của bạn là $50,000 và bạn đặt rủi ro là 2%). Bạn có chấp nhận chịu rủi ro $1,000 cho mỗi lệnh không?

    Chúng ta phải làm gì?

    Giả sử lúc này bạn thừa kế được số tiền$100,000 và quyết định đặt một phần mười vào tài khoản và giao dịch. Bạn giao dịch được vài năm và cuối cùng cũng đã có lợi nhuận đều đặn trong 6 tháng qua.

    [​IMG]

    Ngày xưa tài khoản bạn chỉ có $10,000, bây giờ nó đã lên $60,000. Bạn đặt tỷ lệ rủi ro là 2%, với tài khoản $10,000 nó chỉ là $200 cho 1 lệnh giao dịch. Bây giờ, nó không dưới $1,200 !

    Tuy nhiên bạn có thể phản biện là muốn lên được $60,000 cũng là 1 giai đoạn tăng lên từ từ, cho nên khi đạt đến con số rủi ro $1,200 cũng không có gì đáng sợ.

    Nhưng có lẽ, có 1 lý do mà rất rất ít cách trader chuyên nghiệp sử dụng quy tắc truyền thống 2%. Đó là bởi vì họ không còn cần phải hy sinh rủi ro nhiều để kiếm lợi nhuận cao như những trader nhỏ lẻ nữa. Họ cũng hiểu là nó không phản ánh một bức tranh rủi ro thực sự.

    Tóm lại, điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là bạn phải xác định, đối với trình độ hiện tại của bạn, tâm lý hiện tại của bạn, khả năng tài chính hiện tại, thì bạn có thể chịu đựng một số lượng tiền rủi ro bao nhiêu (mà nó không là cho bạn sợ hãi, suy sụp, căng thẳng). Tức là ta phải sử dụng cả tỷ lệ % và giá trị của đồng tiền đó để xác định độ chịu đựng rủi ro của mình.

    Bước này rất quan trọng, vì nó sẽ giúp bạn không chỉ cân bằng được tài khoản mà còn cân bằng được tâm lý giao dịch ( 2 yếu tố quan trọng nhất được đảm bảo)

    BƯỚC 2: LẬP KẾ HOẠCH GIAO DỊCH VÀ GIAO DỊCH THEO KẾ HOẠCH

    Cụm từ "Plan Your Trade and Trade Your Plan" có lẽ không quá xa lạ đối với các trader. Nhưng lập chi tiết như thế nào cho một kế hoạch quản lý vốn. Mời bạn xem thử.

    Kế hoạch quản lý vốn của bạn không cần phải quá phức tạp. Đơn giản là viết ra chiến lược thoát lệnh của bạn là đủ.

    Chiến lược thoát lệnh cần phải có stoploss và takeprofit. Nếu các bạn có thêm chiến lược thoát lệnh dựa trên hai kỹ thuật Scaling in và Scaling out (tôi đã trình bày ở các bài trước), thì cần phải viết cụ thể ra những điểm nào sẽ vào lệnh, ra lệnh.

    Một bản kế hoạch đơn giản sẽ như thế này:

    [​IMG]

    BƯỚC 3: ĐẶT 1 NGƯỠNG CHỊU ĐAU

    Bạn đã đặt cho bạn những thông số về rủi ro và đã có kế hoạch "tấn công". Giờ là lúc đặt một "ngưỡng chịu đau".

    Ngưỡng chịu đau là gì? Nó được định nghĩa là mức tối đa bạn có thể chịu đựng sau một chuỗi thua lỗ. Tài khoản vượt qua ngưỡng này sẽ làm cho bạn hoảng loạn, mất tinh thần và không thể sáng suốt để tiếp tục giao dịch.

    Ví dụ bạn thua liên tục 4 lệnh, mỗi lệnh bạn để rủi ro 2%, vậy tổng cộng bạn lỗ 8% tài khoản. Tôi không quan tâm bạn là trader giỏi hay dở, nhưng thua lỗ liên tục vậy có thể sẽ làm bạn hoang mang. Dẫn đến việc bạn nghi ngờ bản thân mình và là nhân tố làm bạn thua lỗ nặng nề hơn. Cuối cùng, bạn cứ ở mãi trong cái vòng lẩn quẩn : thua lỗ - suy sụp tinh thần - thua lỗ nặng hơn.

    [​IMG]

    Giả sử tại thời điểm này, ngưỡng chịu đau của bạn là 10%. Nghĩa là khi bạn thua hết 10% tài khoản, bạn phải rời khỏi màn hình máy tính và nghỉ ngơi. 10% này sẽ tính từ điểm cao nhất chứ không phải tài khoản hiện tại của bạn. ví dụ. Gần đây bạn giao dịch tốt, tài khoản có khi lên tới $12,500 và 10% ngưỡng chịu đau tương đương với mức $11,250.

    Nghỉ ngơi vài ngày, vài tuần hay như thế nào thì tùy ở bạn, miễn là lúc bạn trở lại thì tâm lý của bạn không còn hoảng loạn như lúc đầu là được.

    Ngưỡng chịu đau này khác nhau tùy vào tính cách trader. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, ngưỡng chấp nhận được dao động trong khoảng 5% - 10%. Ngưỡng này cho phép bạn thua lỗ liên tục mà không làm bạn cảm thấy mệt mỏi cũng như đảm bảo an toàn cho tài khoản vốn.

    Đây là trình tự 3 bước trong một chiến lược quản lý vốn đơn giản. Anh em trader có thể sử dụng nó kết hợp với hệ thống chúng ta đang giao dịch. Áp dụng nó và cảm nhận sự khác biệt nhé.
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng bảy 2020
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này