CÁCH VIẾT TIỂU THUYẾT CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU Có rất nhiều bạn có niềm đam mê với đọc tiểu thuyết. Đó là một cách giải trí sau những giờ làm việc mệt mỏi cực kỳ hiệu quả, giúp người đọc trau dồi thêm những kiến thức và vốn ngôn ngữ phong phú. Vậy bạn đã bao giờ nghĩ đến tự sáng tác ra một cuốn tiểu thuyết thuộc về chính bản thân mình hay chưa? Viết một tác phẩm tiểu thuyết không quá khó nhưng cũng không phải là một việc đơn giản. Bạn phải tìm hiểu những yêu cầu căn bản nhất của một cuốn tiểu thuyết và rèn luyện kĩ năng viết thật tốt. Tiểu thuyết là gì? Khái niệm tiểu thuyết có lẽ đã rất quen thuộc với các bạn, nhưng bạn có chắc chắn mình thực sự hiểu về nó hay không? Tiểu thuyết là một tác phẩm văn học dạng văn xuôi kể về những câu chuyện mang tính hư cấu, được sáng tạo dựa trên trí tưởng tượng của người viết. Tiểu thuyết cũng sẽ bao gồm những phần cơ bản của một tác phẩm văn học như cốt truyện, nhân vật và ý nghĩa nhân văn được rút ra. Nó dễ dàng tiếp cận được nhiều đối tượng người đọc, kể cả trẻ em lẫn người lớn tuổi. Tiểu thuyết có nhiều chủ đề và thể loại khác nhau như: Khoa học viễn tưởng, tình yêu, kinh dị, trinh thám.. Mặc dù tiểu thuyết thường không có thật nhưng những bài học được rút ra sau những câu chuyện sẽ giúp độc giả hiểu biết hơn về giá trị cuộc sống, đạo đức làm người. Chính vì những ý nghĩa sâu sắc mà tiểu thuyết mang lại, nó đã thu hút một lượng fan cực kỳ lớn. Từ niềm đam mê với việc đọc tiểu thuyết, nhiều người sẽ nảy sinh mong muốn tự sáng tác câu chuyện của bản thân. Vậy để viết ra một cuốn tiểu thuyết căn bản, bạn cần có những yếu tố gì? Năng khiếu văn học Văn học là nghệ thuật. Nghệ thuật là một khía cạnh của năng khiếu. Không có năng khiếu văn học thì có viết được tiểu thuyết hay không? Câu trả lời là rất khó. Tuy nhiên, trước tiên bạn phải hiểu năng khiếu là gì? Không phải học văn kém là không có năng khiếu văn học. Văn học lí thuyết và ứng dụng thực tế sẽ khác nhau. Năng khiếu văn học không chỉ thể hiện ở những bài viết văn trên lớp mà còn ở cách nhìn nhận sự việc, vấn đề, vốn ngôn ngữ và tư duy ngôn ngữ nghệ thuật của bạn. Viết một bài văn nghị luận kém không có nghĩa là bạn sẽ không thể kể một câu chuyện hay. Điều quan trọng nhất là sự độc đáo và tư duy của riêng bạn. Tư duy văn học Văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng không chỉ là một lĩnh vực thuộc về cảm xúc. Nó mang giá trị logic, tư duy rất lớn. Một cốt truyện hay là một cốt truyện logic. Phải có một tư duy tốt, bạn mới có thể sáng tạo lên những tác phẩm xuất sắc. Vốn ngôn ngữ phong phú Ngôn từ là vũ khí của mỗi nhà văn. Để tạo nên một tác phẩm hay, việc đầu tiên là xây được những viên gạch vững chắc: Ngôn ngữ. Ngôn ngữ thể hiện tâm hồn và phong cách sống của tác giả. Cách xâu chuỗi các từ ngữ tạo thành một câu văn hoàn chỉnh tưởng đơn giản những lại không dễ để thành thạo. Những câu văn mượt mà sẽ giúp tác giả ghi điểm trong mắt độc giả, thu hút được nhiều người đọc hơn. Biện pháp tu từ Nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, so sánh.. là những cách thức thể hiện tâm ý cơ bản trong văn học. Khi viết tiểu thuyết, bạn hãy cố gắng lồng ghép những ẩn ý mà mình muốn diễn đạt vào các phép nghệ thuật này, giúp câu chuyện sâu sắc hơn. Lối hành văn mạch lạc Đừng cố viết dài, hãy viết chất lượng. Độc giả sẽ chán nản khi đọc những tác phẩm lan man, nhét chữ nhưng sáo rống và kém rõ ràng. Cách chia đoạn văn hợp lí, triển khai ý rõ ràng sẽ giúp tiểu thuyết được đánh giá cao hơn. Hóa thân vào nhân vật Để viết ra được những thước văn chân thật nhất, bạn phải thấu hiểu được những cảm xúc của nhân vật trong tiểu thuyết. Khi đặt mình vào tâm lý của nhân vật, bạn sẽ thực sự hóa thân vào nhân vật và viết được tuyến cảm xúc hợp lý nhất. Các bước cơ bản nhất để viết tiểu thuyết cho người mới bắt đầu 1. Xác định lĩnh vực chủ đề bạn muốn viết Đây là bước đầu tiên, quan trọng nhất. Hãy chọn chủ đề bạn am hiểu nhất và có cảm hứng viết nhiều nhất. Nguồn cảm hứng là yếu tố thiết yếu để giúp bạn duy trì nhiệt huyết viết và hoàn thành một tác phẩm văn học lớn. Có rất nhiều chủ đề được ưa chuộng như kinh dị, tình yêu, trinh thám.. Nếu bạn không biết nên chọn chủ đề nào, hãy dành thời gian cho bản thân để tìm nguồn cảm hứng. Bạn có thể đi du lịch, xem phim, đọc sách, hay bất cứ điều gì để tìm thấy điều bạn hứng thú. Đừng vội vàng lựa chọn mà hãy kiên nhẫn lắng nghe trái tim mình muốn làm gì nhất. 2. Phác họa sơ lược cốt truyện Cốt truyện được coi là khung xương nâng đỡ cả câu chuyện. Nó sẽ theo bạn từ lúc bắt đầu viết đến lúc kết thúc. Cốt truyện khiến câu chuyện của bạn đi đúng hướng xác định, tránh lan man dài dòng và vô hướng. Hãy viết sơ đồ cốt truyện bao gồm nhân vật, tuyến sự kiện mở đầu, triển khai và kết thúc. Với mỗi sự việc, hãy nghĩ xem ý nghĩa mà bạn muốn nói với độc giả là gì và lồng ghép nó một cách hợp lí. Có nhiều cách để bắt đầu một câu chuyện: Từ quá khứ nghĩ đến tương lai, hoặc từ hiện tại quay về quá khứ. Tùy nhiên loại tiểu thuyết bạn viết, hãy lựa chọn cách bắt đầu cốt truyện sao cho lôi cuốn và bí ẩn, kích thích trí tò mò của độc giả. 3. Xác định những yếu tố chính của một câu chuyện tiểu thuyết Có 3 điều cơ bản trong một mạch truyện: - Khởi đầu - Mâu thuẫn cao trào - Kết thúc Với mỗi phần, hãy chọn nhân vật và thoại hợp lí. Giữa các phần phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau và với thoại của nhân vật. Hãy chọn một bối cảnh truyện phù hợp với tuyến nhân vật và sự kiện bạn đang triển khai. Phần khởi đầu thường yên bình, êm xuôi. Các yếu tố khởi phát, nguyên nhân cần được thêm bớt khéo léo, tạo những chìa khóa để giải quyết vấn đề về sau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn mở đầu cao trào, xung đột phát triển sau đó xuôi về quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân của mâu thuẫn. Mỗi cách thức đều có sự thú vị khác nhau. Phần cao trào sẽ là khi mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm. Đây thường là phần độc giả thích thú nhất. Bạn cần xây dưng các mâu thuẫn cuốn hút, logic nhưng pahir khó đoán. Việc không đoán trước được điều gì sẽ xảy ra giúp người đọc tò mò diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Phần kết thúc phải giải quyết được tất cả các vấn đề đã đưa ra. Bạn cũng có thể chọn kết mở để độc giả thỏa trí tưởng tượng. Mỗi kết thúc đều mang một ý nghĩa riêng nên hãy làm cho nó thật đặc biệt, để lại lưu luyến trong lòng người đọc. 4. Viết tiểu thuyết Sau khi đã hoàn thiện phần ý tưởng, hãy bắt tay vào viết bài. Hãy chia tiểu thuyết ra các chương, nội dung mỗi chương có sự hoàn thiện, tránh cắt chương không hợp lí, mất hứng độc giả. Mỗi chương tiểu thuyết có thể có tên hoặc không có tên. Nếu muốn đặt tên, hãy chọn tên sao cho ngắn gọn, thể hiện được nội dung chính của chương truyện và gây tò mò, hứng thú cho độc giả. 5. Tên tiểu thuyết Đây là ấn tượng đầu tiên của độc giả về tác phẩm của bạn. Hãy lựa chọn cẩn thận. Tên tiểu thuyết thường nói về một điểm sáng nổi bật nào đó của tác phẩm, hàm chứa giá trị nghệ thuật cao. Một số sai lầm khi viết tiểu thuyết Sai chính tả Việc viết nhiều chương và số lượng chữ lớn sẽ không tránh khỏi những sai sót nhỏ. Hãy kiểm tra chính tả và ngữ pháp thật cẩn thận. Những lỗi nhỏ đó sẽ khiến độc giả mất thiện cảm về tác phẩm của bạn. Cao trào truyện mờ nhạt Hãy chọn những mâu thuẫn hợp với ý nghĩa truyện, đánh được vào tâm lý độc giả. Viết dài dòng, lan man Việc đọc một câu chuyện dài, lãng xẹt cực kỳ chán nản. Hãy nắm bắt được tâm lý độc giả thường muốn đọc cái gì, thích nhất cái gì để thu hút người đọc. Những nền tảng hỗ trợ viết tiểu thuyết và đăng tải bài cho người mới bắt đầu. Viết tiểu thuyết xong đăng ở đâu? Hiện nay có rất nhiều diễn đàn hỗ trợ những tác giả mới đăng tải tác phẩm của mình với nhiều mức lợi nhuận khác nhau. Bạn có thể tham khảo diễn đàn VNO – dembuon.vn. Tại đây, bạn có thể thỏa mãn niềm đam mê viết lách và kiếm được tiền dựa trên số lượt đọc và tìm kiếm tiểu thuyết của bạn. Với mỗi lượt tìm kiếm bạn sẽ nhận được 10 xu. Khi tích đủ 200.000 xu, bạn sẽ có thể rút tiền về ngân hàng của mình rồi. Diễn đàn VNO tuy còn mới nhưng có sự đầu tư chất lượng bài viết rất chỉn chu, có các công cụ hỗ trợ chống đạo nhái, copy tác phẩm, giúp bạn yên tâm hơn về bản quyền tác phẩm của mình. Hãy trở thành thành viên của VNO bằng cách ấn vào link Đăng Ký Tóm lại, viết tiểu thuyết là công việc vừa kiếm ra tiền vừa mang tính giải tỏa cảm xúc của con người. Hãy bắt đầu những bước cơ bản để trở thành một tiểu thuyết gia lão luyện nhé! Táo Ngọt